Quá trình bàn giao và tiếp nhận này được ghi nhận bằng biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Vậy mẫu đơn tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là gì, mục đích của biên bản?
- 2 2. Mẫu biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
- 4 4. Những quy định về tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
- 4.1 4.1. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
- 4.2 4.2. Thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
- 4.3 4.3. Trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
1. Mẫu biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là gì, mục đích của biên bản?
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất.
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Mẫu biên bản ghi chép tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là văn bản được lập ra để ghi chép về việc tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nội dung mẫu đơn nêu rõ nội dung tiếp nhận, thời gian địa điểm lập biên bản…
Mục đích của mẫu biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: biên bản nhằm ghi nhận quá trình làm việc của bên tiếp nhận và bên bàn giao vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Mẫu biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
BIÊN BẢN
Tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Căn cứ Thông tư số …/……/TT-BCA ngày …../…../…… của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Hôm nay, vào hồi……..giờ……ngày………tháng…….năm……….tại ……..
Chúng tôi gồm: (1)
1-………Chức vụ: ………..
2-………Chức vụ: ………..
3-………Chức vụ: ……….
Đã tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau đây: (2)
TT | Loại VK, VLN, CCHT | Số hiệu | Tình trạng | Nguồn gốc | Ghi chú |
1 | |||||
2 | |||||
3 |
Tổng số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận gồm:….
Cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc phát hiện: (3)………..
Địa chỉ: …………..
Nguồn gốc VK, VLN, CCHT: …………….
Biên bản lập xong hồi…….giờ…….ngày……tháng…….năm……..đã đọc lại cho những người có tên ghi trong biên bản này công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây.
Biên bản lập thành ……….. bản, mỗi bên giữ 01 bản.
NGƯỜI GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TIẾP NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Thông tin bên tiếp nhận: họ và tên, chức vụ;
(2) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận;
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc phát hiện.
4. Những quy định về tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
4.1. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
Theo Điều 10 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
* Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật này.
Theo đó, nếu vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng hoặc Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì sẽ bị thu hồi.
* Giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
Vũ khí, công cụ hỗ trợ bị mất;
Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
Giấy phép, giấy xác nhận cấp không đúng thẩm quyền.
Nếu giấy phép được cấp sai thẩm quyền thì đương nhiên giấy phép không có hiệu lực, ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì giấy phép cũng sẽ bị thu hồi.
* Giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đã cấp cho cá nhân được thu hồi trong trường hợp chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn đủ điều kiện theo quy định.
Cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.
* Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã cấp cho tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
Chấm dứt hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
Không bảo đảm điều kiện về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định của Luật này; không đáp ứng đầy đủ hoặc không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận;
Giấy phép, giấy chứng nhận cấp không đúng thẩm quyền;
Không tiến hành kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.
* Giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ bị hư hỏng, hết hạn sử dụng phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp để được cấp lại, cấp đổi.
Trình tự cấp lại, cấp đổi sẽ được thực hiện theo thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật.
4.2. Thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
Theo Điều 11 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 của Luật này có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị thu hồi. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
Văn bản đề nghị thu hồi;
– Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không đề nghị thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ thì cơ quan cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi và xử lý theo quy định.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được thực hiện theo đúng thủ tục quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện theo đúng thời hạn và thủ tục, đảm bảo thu hồi vũ khí, công cụ hỗ trợ được thực hiện kịp thời.
4.3. Trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Theo Điều 12 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra, vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ;
Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đối với việc mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an. Chỉ những trường hợp được phép mới được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước ta. Những trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ trái phép sẽ bị xử lý theo luật.