Trong các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được liệt kê tại Luật xử lý vi phạm hành chính, đáng chú ý là biện pháp "Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính", đây cũng là biện pháp có khả năng áp dụng cao trong lĩnh vực giao thông.
Mục lục bài viết
1. Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là gì?
Khái niệm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được giải thích tại Điều 26,
Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là văn bản được lập nhằm ghi nhận hoạt động tích thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trên cơ sở thi hành
Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều này trước hết xuất phát từ vai trò của biên bản trong đời sống, đó là sự ghi nhận lại, ghi chép lại sự kiện nội dung sự kiện, tức là ghi chép lại quá trình tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đây là văn bản có giá trị chứng minh sự kiện thực tế đã xảy ra, chứng minh tính hợp pháp trong hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, và là văn bản được lưu trữ trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức.
Nghĩa vụ lập biên bản được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 81
Mẫu biên bản tích thu tạng vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông dưới đây được áp dụng trong 03 trường hợp:
(1) Trường hợp chủ thể có thẩm quyền không ra
(2) Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
(3) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
Mặc dù không có quy định riêng trong lĩnh vực giao thông, tuy nhiên quy định ở Luật Xử lý vi phạm hành chính đã đủ cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này linh hoạt áp dụng hiệu quả nhất.
2. Mẫu biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông:
CƠ QUAN (1)
——-
Số: ……/BB-TTTVPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt *
Thi hành Quyết định <xử phạt vi phạm hành chính/tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính/tịch thu tang vật vi phạm hành chính>(2) số ……./QĐ-<XPVPHC/TTTVPT/TTTV> (3) ngày …../….../……. của (4) ………
Hôm nay, hồi…… giờ ……phút, ngày …../ …../ ……, tại (5) ………
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: …… Chức vụ:……..
Cơ quan:……..
Họ và tên: …….. Chức vụ: ………
Cơ quan:……..
2. Với sự chứng kiến của (6):
a) Họ và tên: …….. Nghề nghiệp:
Nơi ở hiện nay:………
b) Họ và tên: …. Nghề nghiệp:…….
Nơi ở hiện nay:……….
Tiến hành tịch thu <tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/tang vật vi phạm hành chính> (7) <của/do/thuộc>(8)
<1. Họ và tên>: ……… Giới tính:………
Ngày, tháng, năm sinh: …./ ……./ …. Quốc tịch:……….
Nghề nghiệp:……
Nơi ở hiện tại:…….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…… ; ngày cấp: …./ …./ …..;
Nơi cấp: …..
<1. Tên tổ chức vi phạm>: …….
Địa chỉ trụ sở chính: ………
Mã số doanh nghiệp: …….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ………
Ngày cấp: ………../ ……/ …………; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật (9): ……… Giới tính:…
Chức danh (10):……
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Số đăng ký | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Ý kiến trình bày của cá nhân bị xử phạt/đại diện tổ chức bị xử phạt: ………
4. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ……..
5. Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …….
Ngoài những <tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/tang vật vi phạm hành chính> nêu trên, chúng tôi không tịch thu thêm thứ gì khác.
Biên bản này gồm ……. tờ, được lập thành . bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (11) ………….là cá nhân bị xử phạt/đại diện tổ chức bị xử phạt 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
BỊ XỬ PHẠT
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT/ NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông:
* Mẫu này được sử dụng để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65, khoản 1 Điều 81 và khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì ghi «xử phạt vi phạm hành chính»; nếu là quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghì «tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính»; nếu là quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính, thì ghi «tịch thu tang vật vi phạm hành chính».
(3) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu căn cứ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì ghi «/QĐ-XPVPHC»; nếu là quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi «/QĐ-TTTVPT»; nếu là quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính, thì ghi «/QĐ-TTTV».
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
(5) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(6) Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu cá nhân bị xử phạt/đại diện tổ chức bị xử phạt không có mặt, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến.
(7) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính»; nếu tịch thu tang vật vi phạm hành chính, thì ghi «tang vật vi phạm hành chính».
(8) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu tịch thu tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHC, thì ghi «thuộc loại cấm lưu hành»; nếu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật XLVPHC, thì ghi «của <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:»; nếu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật XLVPHC, thì ghi «do không xác định được người vi phạm/người vi phạm không đến nhận» và không phải ghi các thông tin tại mục [1].
(9) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(10) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(11) Ghi họ và tên của cá nhân bị xử phạt/người đại diện tổ chức bị xử phạt. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản hoặc người vi phạm không đến nhận thì không phải ghi thông tin tại điểm này.
Trong các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được liệt kê tại Luật xử lý vi phạm hành chính, đáng chú ý là biện pháp “Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính”, đây cũng là biện pháp có khả năng áp dụng cao trong lĩnh vực giao thông.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 37/2017/TT-BGTVT quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).