Khi tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền lập thành biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của chủ thể vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền lập ra để ghi chép lại về việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Mẫu biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nêu rõ những thông tin về người tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người bị thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và nội dung của biên bản.
2. Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Mẫu biên bản số 20, ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN (1) _________ Số: …./BB-TT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _________________________ |
BIÊN BẢN
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính*
____________
Thi hành Quyết định số: …/QĐ-<XPHC/TT>(*) (2)ngày …./…./ của(3) …………… <xử phạt vi phạm hành chính/ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính>(*) (4).
Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…… tại(5) ……
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: ……. Chức vụ: …………
Cơ quan: ……
2. <Ông (bà)/tổ chức>(*) <là chủ sở hữu/người quản lý/người sử dụng hợp pháp>(*) của <tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*):
<Họ và tên>(*): ……….. Giới tính: ………………….
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. Quốc tịch: …….
Nghề nghiệp: …….
Nơi ở hiện tại: …………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..;
ngày cấp:…./…./…. ; nơi cấp: ………
<Tên của tổ chức>(*):…….
Địa chỉ trụ sở chính: ….
Mã số doanh nghiệp: ……
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ………; ngày cấp: …../…./…… nơi cấp: ….
Người đại diện theo pháp luật:(6) ……………… Giới tính: ………..
Chức danh:(7) ….
Tiến hành lập biên bản tịch thu <tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*)(8) theo Quyết định số: ../QĐ-<XPHC/TT>(*)
1. <Tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*)(8) bị tịch thu, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Số đăng ký | Tình trạng, đặc điểm(9) | Ghi chú |
2. Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) bị tịch thu <tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*):
3. Ý kiến bổ sung khác (nếu có):….
Ngoài những <tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*)(8) nêu trên, chúng tôi không tịch thu thêm thứ gì khác.
Biên bản lập xong hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…… , gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (10)… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) bị tịch thu <tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*) 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC BỊ TỊCH THU (Ký, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ và tên) |
<In ở mặt sau>(*) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) bị tịch thu <tang vật/phương tiện vi phạm hành chính>(*) vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……
NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
Mẫu này được sử dụng để lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 57, khoản 2 Điều 65, khoản 1 Điều 81 và khoản 4 Điều 126
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
{Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nếu không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp/người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì không phải ghi các thông tin tại mục [2]}.
(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp thi hành
– Trường hợp thi hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «TT».
(3) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
– Trường hợp thi hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(4) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «xử phạt vi phạm hành chính».
– Trường hợp thi hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính».
(5) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp tịch thu tang vật vi phạm hành chính thì ghi: «tang vật vi phạm hành chính».
– Trường hợp tịch thu phương tiện vi phạm hành chính thì ghi: «phương tiện vi phạm hành chính».
(9) Nếu có sự thay đổi so với lúc bị tạm giữ thì phải ghi rõ những thay đổi đó.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Quy định về xử lý vi phạm hành chính:
– Cơ sở pháp lý:
* Thứ nhất về thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (Điều 4 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020)
– Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây:
+ Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
+ Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
– Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Căn cứ quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Như vậy, đối với vi phạm hành chính là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thưc hiện dưới dạng hành động và làm xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước, do vậy, chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Uỷ ban thường vụ quốc hội có thẩm quyền quy định định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
*Thứ hai về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
– Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
– Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.
– Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
+ Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2015 khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
+ Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.
+ Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Như vây, tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau, bởi lẽ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau và việc xử lý những tang vật, phương tiện đó nhằm ngăn chặn kịp thời về hành vi vi phạm hành chính đó. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 đã quy định rất rõ về từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng đối biện pháp xử lý tịch thu tang vật, phương tiện phù hợp nhất.