Biện pháp thu giữ, quản lý thư tín, điện tín là một trong những biện pháp nghiệp vụ điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, củng cố chứng cứ chứng minh tội phạm, được quy định trong BLTTHS 2015. Vậy, Biên bản thu giữ được lập như thế nào? Ai có quyền thu giữ là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm mới nhất là gì?
- 2 2. Biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:
- 4 4. Quy trình về thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử thư tín, điện tín, bưu kiện:
- 5 5. Một số quy định về thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:
1. Mẫu biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm mới nhất là gì?
Mẫu biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là mẫu biên bản nêu rõ thông tin đồ vật thu giữ, thời gian và địa điểm lập biên bản.
Mẫu biên bản thu giữ thư tín, bưu kiện là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc thu giữ thu tín, bưu kiện.
2. Biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:
Tên biên bản: Biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Mẫu biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
THU GIỮ THƯ TÍN, ĐIỆN TÍN, BƯU KIỆN, BƯU PHẨM
Hồi ….. giờ……ngày ……tháng … năm ……. tại…….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: …………Điều tra viên
thuộc Cơ quan ………
Ông/bà: ……
Ông/bà: …….
đại diện cơ quan/tổ chức……….. chứng kiến.
Căn cứ Điều ….. và Điều …. Bộ luật tố tụng hình sự, thi hành Lệnh thu giữ(1)
thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm số:……….ngày ……… tháng …….. năm
Của…..tại (2) ……..đối với (3)……….. tên:
Người gửi: ……..
Địa chỉ: …….
Người nhận: ….
Địa chỉ: ………
Sau khi xác định (3) ……….
đề tên, địa chỉ nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thu giữ gồm (4):
………
(1) Ghi rõ Lệnh thu giữ khẩn cấp hoặc Lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm;
(2) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức bưu chính viễn thông;
(3) Ghi rõ: Thư tín, điện tín, bưu kiện hoặc bưu phẩm;
(4) Ghi rõ tên, số lượng, đặc điểm, tình trạng thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
………
Việc thu giữ (3)……. kết thúc hồi …… nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này lập thành bốn bản, một bản giao cho ông/bà: ………. là người đại diện (2)………, một bản gửi cho Viện kiểm sát ….., hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KẾIN
ĐIỀU TRA VIÊN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn viết biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:
– Tên biên bản: Biên bản thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
– Ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm tiến hành lập biên bản
– Những người chứng kiến khi lập biên bản
+ Họ Tên
+ Chức vụ
+ Làm việc tại cơ quan
– Nhận thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm vào ngày, tháng, năm…
+ Người nhận: họ tên, địa chỉ
+ Người nhận: họ tên, địa chỉ
– Lưu giữ những gì: liệt kê ra
– Thu giữ kết thúc vào..giờ,.ngày, tháng, năm…
– Đại diện: ký tên, đóng dấu
4. Quy trình về thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử thư tín, điện tín, bưu kiện:
Căn cứ thu giữ thư tín, điện tín:
Thư tín, điện tín là tài liệu cá nhân gắn liền với quyền nhân thân của con người nên được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Do vậy, chỉ được thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện khi thấy cần thiết. Quy định này là chưa đầy đủ và thiếu tính thực tiễn bởi với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, các phương tiện điện tử, viễn thông được áp dụng nhiều và phổ biến qua các tổ chức viễn thông như Vinaphone, Mobilephone, Viettel hay qua mạng internet…
Căn cứ theo Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử như sau:
– Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan”.
Điều 197,
Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
– Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
– Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
– Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Như vậy, BLTTHS 2015 đã hoàn thiện các vướng mắc trên và việc thu giữ thư tín, điện tín không chỉ được thực hiện tại bưu điện mà còn được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức viễn thông khác, đã góp phần quan trọng trong thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm.
5. Một số quy định về thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:
Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín:
Căn cứ theo Điều 197 BLTTHS 2015 quy định: “1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành…”.
Như vậy, Điều 197 BLTTHS quy định việc thu giữ thư tín, điện tín do Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ và Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Tuy nhiên, Điều luật không quy định cụ thể người có thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín mà chỉ quy định người có thẩm quyền ra lệnh khám xét (Điều 141 BLTTHS 2003 và Điều 193 BLTTHS 2015). Tuy nhiên, Cơ quan điều tra là chủ thể thực hiện việc thu giữ thư tín, điện tín nên thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín sẽ được hiểu là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết vụ án. Cách hiểu này cũng phù hợp với quy định về thẩm quyền của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được quy định tại Điều 36 BLTTHS 2015.
Trách nhiệm bảo quản thư tín, điện tín bị thu giữ:
Trách nhiệm bảo quản thư tín, điện tín bị thu giữ (Điều 199 BLTTHS 2015) về cơ bản kế thừa quy định của BLTTHS 2003 (Điều 147). Theo đó, phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ
Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Như vậy, Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện được quy định rất rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Khi nhận thấy thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện có liên quan trong vụ án thì có thể thu giữ để phục vụ cho vụ án.\
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện và một số quy định pháp luật liên quan!