Thỏa thuận là một dạng của hợp đồng dân sự, thể hiện ý chí, những cam kết của các bên, phải được lập thành văn bản, có giá trị pháp lý và được xem là chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra. Dưới đây, Luật Dương gia xin giới thiệu một số mẫu bản thỏa thuận thường xuyên được sử dụng như biên bản thỏa thuận, văn bản thỏa thuận cũng như thỏa thuận hợp tác.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thỏa thuận :
Tải về biên bản thỏa thuận
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
…, ngày…..tháng…….năm …..
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v: Chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của Công ty …… cho ….)
Căn cứ
Căn cứ vào ý chí của các bên.
Chúng tôi gồm có:
BÊN A: ………
Địa chỉ:……
Điện thoại:……
Email:…………
BÊN B: ………
Địa chỉ:………
Điện thoại:……
Email:………
Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:
Điều 1. Xác nhận nợ
Sau khi đối chiếu, 2 Bên xác nhận, đến hết ngày……tháng…….năm 20…. Công ty ……… còn nợ Bên B tổng số tiền là:… đồng.
(Bằng chữ:….), trong đó:
– Nợ gốc:
– Lãi:
Điều 2. Cam kết của Bên A
2.1. Bên B… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho ….;
2.2. Thanh toán đầy đủ theo … bên thỏa thuận;
2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cam kết của Bên B
3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;
3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho Công ty … và toàn bộ các thành viên trong Công ty …(ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;
3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể có vốn để tham gia các hoạt động kinh doanh;
3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Điều khoản chung
4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A BÊN B
2. Mẫu văn bản thỏa thuận :
Tải về văn bản thỏa thuận
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
VĂN BẢN THỎA THUẬN
Hôm nay, ngày … tháng…năm 20….., tại ………, chúng tôi gồm có:
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A):
Ông ……..,
sinh năm: ………,
CMND số: …… do Công an …….. cấp ngày …….
và vợ là bà ………,
sinh năm: …..,
CMND số: …… do Công an ……. cấp ngày ……
Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số …
BÊN THỨ HAI (BÊN B):
Ông/Bà ……,
sinh năm: ……..,
CMND số: …….. do Công an …… cấp ngày ……,
hộ khẩu thường trú tại: ………
Chúng tôi lập văn bản thoản thuận này với nội dung như sau:
1. Hiện tại Bên A và Bên B cùng thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ:……………… (những người tham gia thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất này gồm có: ông/bà…………………..).
2. Căn cứ khoản 3, Điều 4 Thông tư số …/….TT-BTNMT ngày …./…./…… của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định: “Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.
Nay trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo không bị bất kỳ một sự ép buộc nào, chúng tôi nhất chí thỏa thuận như sau:
– Bên A đồng ý nhất trí để Bên B là người đại diện được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) liên quan đến tài sản mà các bên cùng nhận chuyển nhượng nêu tại mục 1 văn bản này và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đứng tên Bên B với tư cách là người đại diện cho các đồng chủ sử dụng đất/đồng chủ sở hữu và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT được viện dẫn nêu trên;
– Chúng tôi cam đoan:
+ Việc thỏa thuận trên đây là hoàn toàn tự nguyện, không trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ tài sản nào và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả do việc thỏa thuận này gây ra.
+ Các nội dung trình bày trong thỏa thuận này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trình bày này;
+ Việc giao kết Văn bản này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;
Chúng tôi đã cùng đọc lại nguyên văn Văn bản này, hiểu rõ nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A) BÊN THỨ HAI (BÊN B)
3. Mẫu hợp đồng thỏa thuận hợp tác:
Tải về hợp đồng thỏa thuận hợp tác
HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN HỢP TÁC KINH DOANH
Số: …../TTHTKD
……., ngày…. tháng ……năm …….
Chúng tôi gồm có:
1. Công ty …… (gọi tắt là Bên A):
Trụ sở: ……
GCNĐKKD số: ….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ….. cấp ngày: …..;
Số tài khoản: ……
Điện thoại: ……
Người đại diện: ……
Chức vụ: ……
Và
2. Công ty …… (gọi tắt là Bên B):
Trụ sở: ……
GCNĐKKD số: …….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ….. cấp ngày: ……..;
Số tài khoản: ……
Điện thoại: ………
Người đại diện: ……
Chức vụ: ………
Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: …… Ngày……. tháng ……. năm …
Cùng thỏa thuận ký Thỏa thuận hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác ……
Điều 2. Thời hạn thỏa thuận
Thời hạn hợp tác là ….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng … năm …đến hết ngày….. tháng …..năm …. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.
Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động ……
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng …%, Bên B được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……
3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:
– Tiền mua phế liệu:
– Lương nhân viên:
– Chi phí điện, nước:
– Khấu hao tài sản:
– Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng:
– Chi phí khác…
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Thỏa thuận này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: …… – Chức vụ: …
Đại diện của Bên B là: … – Chức vụ: ……
Trụ sở của ban điều hành đặt tại:……
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu ……
6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.
6.3 Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.
6.4 Được hưởng …..% lợi nhuận sau thuế.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B
7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.
7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.
7.3 Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.
7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.
7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.
7.6 Được hưởng …..% lợi nhuận sau thuế.
7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.
Điều 8. Điều khoản chung
8.1. Thỏa thuận này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong thỏa thuận. Bên nào vi phạm thỏa thuận gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm bằng 10% giá trị của thỏa thuận.
Trong quá trình thực hiện thỏa thuận nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của thỏa thuận.
8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện thỏa thuận được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
Điều 9. Hiệu lực Thỏa thuận
9.1. Thỏa thuận chấm dứt khi hết thời hạn theo quy định tại Điều 2 thỏa thuận này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc Thỏa thuận, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý thỏa thuận. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B
9.2. Thỏa thuận này gồm ……trang không thể tách rời nhau, được lập thành …… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
4. Mẫu biên bản thỏa thuận ba bên:
Tải về biên bản hợp tác ba bên
BIÊN BẢN HỢP TÁC BA BÊN
Số: …../BBHTKD
……., ngày…. tháng ……năm …….
Chúng tôi gồm có:……..
1. Trường….. (gọi tắt là Bên A).
Trụ sở: …….
Giấy phép thành lập số: …; cấp ngày: ……
của Bộ giáo dục Đào tạo……;
Số tài khoản: ……;
Điện thoại: ………;
Người đại diện: ……;
Chức vụ: ……;
Và
2. Doanh nghiệp ….. gọi tắt là Bên B):
Trụ sở: ……;
GCNĐKKD số: ……..do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ….. cấp ngày: ……. ;
Số tài khoản: …;
Điện thoại: ………;
Người đại diện: ………;
Chức vụ: ………;
Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: ….. Ngày ….. tháng ….. năm ………..
3. Ông / Bà: (Gọi tắt và bên C):
– CMND số:…… do CA …. cấp ngày ….
– Địa chỉ thường trú:
– Mã số sinh viên:
– Khoa: …….. Ngành ……
– Số điện thoại: ……;
Trên cơ sở: ……;
– Biên bản Hợp tác sản xuất phim “XYZ” số […] ký ngày […] giữa Bên B và Bên C (Sau đây được gọi là “Biên bản Hợp tác sản xuất phim”).
– Biên bản Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất bộ phim số […] ký ngày […] giữa Bên A và Bên B (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật”).
Cùng thỏa thuận ký
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A, Bên B và Bên C nhất trí cùng nhau hợp tác ……
Điều 2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp tác là ……. (năm) bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ……đến hết ngày….. tháng …….năm……. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của ba bên.
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
Bên A có nghĩa vụ góp vốn cho Bên B số tiền để sản xuất phim là: 10.000.000 đồng (mười triệu đồng chẵn).
Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng chẵn)
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng …%, Bên B được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: …
3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:
– Tiền phục trang:
– Lương diễn viên:
– Chi phí ăn uống:
– Chi phí đi lại:
– Chi phí khác…
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: ……- Chức vụ:
Đại diện của Bên B là: …… – Chức vụ:
Trụ sở của ban điều hành đặt tại:
Điều 6. Điều khoản chung
6.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
6.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
6.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
Điều 7. Hiệu lực Hợp đồng
7.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc Hợp đồng, Ba bên sẽ làm
7.2. Hợp đồng này gồm … trang không thể tách rời nhau, được lập thành … bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN C
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
5. Hợp đồng, văn bản và biên bản thỏa thuận có khác nhau không?
Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về Biên bản thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, Biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.
Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia (thường là 02 bên) muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động…
Thông thường, một mẫu Biên bản thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.
Khi các bên xảy ra tranh chấp, Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.
Theo
Tuy nhiên, Hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên và cùng có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Để biết Hợp đồng và Biên bản thỏa thuận có giống nhau không, các bên có thể căn cứ vào các nội dung ghi nhận trên biên bản để xem có bản chất tương tự như Hợp đồng hay không.
Nhưng khi lập Biên bản thỏa thuận sẽ gặp khó khăn hơn vì sẽ không thể công chứng khi có yêu cầu.
6. Cách viết biên bản thỏa thuận, văn bản thoả thuận:
Có nhiều cách để bạn viết, lập biên bản thỏa thuận, tuy nhiên, chúng cần phải được viết đúng định dạng và bao gồm các thông tin cơ bản về họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các bên, nội dung thoả thuận, các điều khoản thỏa thuận về quyền, trách nhiệm của mỗi bên và cam kết, chữ ký.
Để có thể dễ dàng ghi lại biên bản thỏa thuận một cách chính xác, đúng trình tự của pháp luật, bạn cần xem xét làm theo các bước như sau:
Bước 1: Tham khảo, tải các mẫu biên bản thỏa thuận trên internet và chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình thỏa thuận thực tế. Điều này sẽ giúp bạn lập được dàn ý với các mục cần có trong nội dung của biên bản thỏa thuận và ghi lại nó một cách dễ dàng.
Bước 2: Ghi chép lại các vấn đề đã được thảo luận và nhận được sự nhất trí của các bên.
Bước 3: Viết Biên bản thảo luận chính thức: Sử dụng giấy nháp để ghi lại các nội dung chính của cuộc thỏa thuận, điều chỉnh và ghi vào biên bản chỉnh thức.
Bước 4: Thông báo biên bản thỏa thuận đến các bên liên quan và xin chữ ký người đại diện của từng bên để lưu hành hợp pháp. Thường mỗi bên sẽ giữ một bản biên bản thỏa thuận để làm căn cứ pháp lý sau này.