Thoả thuận ly hôn có nghĩa là cả hai vợ chồng đã thoả thuận được tất cả các vấn đề như quan hệ vợ chồng; quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng hàng tháng; phân chia tài sản chung,….. Vậy mẫu biên bản thỏa thuận quyền trực tiếp nuôi con mới nhất được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thoả thuận quyền trực tiếp nuôi con:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
———————-
BẢN THỎA THUẬN
(V/v nuôi con sau khi ly hôn)
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại…
Chúng tôi gồm:
1. Vợ:
Họ và tên: …
Năm sinh: …
Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Tạm trú: …
2. Chồng:
Họ và tên: …
Năm sinh: …
Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Tạm trú: …
Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày……tháng….năm….Tại…
Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân quận/huyện…… công nhận sự thỏa thuận của chúng tôi về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Về con chung có:…
Họ và tên:….
Sinh ngày…..tháng…..năm….
Họ và tên:…..
sinh ngày….tháng……năm….
Họ và tên:…
sinh ngày………..tháng………..năm….
Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:…
……, ngày …. tháng …. năm …
Người vợ (Ký và ghi rõ họ, tên)
| Người chồng (Ký và ghi rõ họ, tên)
|
2. Hướng dẫn viết biên bản thoả thuận quyền trực tiếp nuôi con:
Khi viết bản thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ và chồng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
– Thứ nhất, về mặt hình thức của biên bản thoả thuận quyền trực tiếp nuôi con:
+ Hình thức của
+ Ngôn từ trong văn bản phải mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng các tiếng nóng, văn nói hoặc là những ngôn từ thể hiện cảm xúc cá nhân thái quá.
+ Không được sai chính tả.
– Thứ hai, về mặt nội dung của văn bản thoả thuận:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin của cả vợ và chồng (họ tên, năm sinh, số CCCD/CMTND/Hộ chiếu).
+ Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái (họ và tên, ngày/tháng/năm sinh).
+ Nội dung thỏa thuận cần phải nêu rõ: Thỏa thuận của cả hai vợ chồng về việc nuôi con (con ở với ai); việc chu cấp cho con hàng tháng như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…
3. Thủ tục ly hôn thuận tình đã thoả thuận quyền trực tiếp nuôi con:
Khi cả hai vợ chồng đã thoả thuận được tất cả các vấn đề như quan hệ của vợ chồng; quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng cho con hàng tháng; chia tài sản chung, công nợ chung; việc trông nom nuôi dưỡng con, giáo dục con như thế nào thì sẽ thực hiện nộp đơn lên toà án nhân dân cấp có thẩm quyền để Tòa án công nhận đồng thuận ly hôn.
Thủ tục để Tòa án công nhận ly hôn thuận tình bao gồm những bước sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Cả hai vợ chồng phải chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn).
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu như không giữ hoặc không còn thì hai vợ chồng có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi mà đã đăng ký kết hôn trước đó để được cấp bản sao;
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của cả vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có giấy tờ này thì thực hiện theo đúng hướng dẫn của Tòa án để nộp các giấy tờ tùy thân khác;
– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
–
– Văn bản thoả thuận về phân chia tài sản chung, công nợ chung
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, hai vợ chồng tiến hành nộp hồ sơ đến toà án nhân dân có thẩm quyền
Tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự có quy định về thẩm quyền của toà án giải quyết vấn đề ly hôn thuận tình thì Tòa án nơi mà một trong những bên thuận tình ly hôn, có thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi mà ly hôn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, có thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, vợ chồng sẽ nộp đơn thuận tình ly hôn tại toà án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai đang cư trú (có đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
Bước 3: giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án của Tòa án nơi nộp hồ sơ sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.
Nếu như hồ sơ đủ điều kiện, thì Thẩm phán sẽ ra thông báo về việc nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, thì hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, những đương sự sẽ được toà án thông báo về việc giải quyết các yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 4: hoà giải
Tòa án sẽ chuẩn bị xét đơn yêu cầu và sẽ mở phiên họp công khai nhằm để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của hai vợ chồng.
Thời hạn để chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày toà án thụ lý. Trong thời gian này, thì toà án sẽ phải tiến hành thủ tục hoà giải theo quy định tại Điều 207 của
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để cho vợ chồng đoàn tụ, sẽ giải thích các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, của cha mẹ với con, về các trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp mà hòa giải thành, thì vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án nơi nộp hồ sơ sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết về yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, cả hai vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án nơi nộp hồ sơ sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày mà quyết định công nhận thuận tình ly hôn bắt đầu có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn:
Tại Điều 81
– Sau khi hai vợ chồng ly hôn, thì cha mẹ vẫn sẽ phải có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng lại mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có các tài sản để có thể tự nuôi mình theo các quy định của pháp luật.
– Vợ, chồng sẽ thỏa thuận về ai là người trực tiếp nuôi con, các nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi mà đã ly hôn đối với các con của mình; trường hợp mà hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định giao các con cho một bên để trực tiếp nuôi căn cứ vào các quyền lợi về mọi mặt của các con; nếu như con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp là người mẹ mà không đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục các con hoặc là cả hai cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Qua quy định trên, thì tuy rằng sau khi ly hôn thì hai vợ chồng không còn mối quan hệ vợ chồng nữa nhưng đối với con chung của họ (con dưới 18 tuổi, con bị mất năng lực hành vi dân sự, con bị mất khả năng lao động) thì họ vẫn sẽ phải có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thêm nữa, tại Điều 82, 83
– Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ là tôn trọng quyền của con khi được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi mà ly hôn, người không trực tiếp nuôi con hoàn toàn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con của mình mà không ai được cản trở. Lưu ý: nếu như người không trực tiếp nuôi con thực hiện hành vi lạm dụng việc thăm nom con nhằm để cản trở hoặc để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con thì chính người đang được trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án để hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
– Cha, mẹ người mà đang trực tiếp nuôi con cùng những thành viên gia đình không được phép cản trở người mà không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình theo như hai bên đã thoả thuận ban đầu (được ghi trong biên bản thoả thuận quyền trực tiếp nuôi con) hoặc theo quyết định/bản án ly hôn đã có hiệu lực. Ngược lại, bên trực tiếp nuôi con không được cấm cản, cản trở đối phương đến thăm nom con và cấp dưỡng cho con chung của hai người.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;