Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định: nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng để có thể phù hợp với các quy định của các ngành luật khác. Vậy, Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng là gì?
- 2 2. Biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng:
- 4 4. Xác định tài sản của vợ chồng:
- 5 5. Quy định về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung:
1. Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng là gì?
Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng là biên bản ghi rõ thông tin cá nhân là vợ, chồng là người có yêu cầu với nội dung thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng.
Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng là biên bản dùng để xác nhận thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung
2. Biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng mới nhất:
Tên mẫu biên bản: Biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng mới nhất
Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
THỎA THUẬN
NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO KHỐI TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG
Chúng tôi ký tên dưới đây:
Vợ: ……..
Ngày, tháng, năm sinh: ……
Chứng minh nhân dân số: …… do …….
cấp ngày…….tháng……..năm……..
Địa chỉ thường trú: …..
Chồng: ……
Ngày, tháng, năm sinh:……
Chứng minh nhân dân số ….. do …..
cấp ngày…..tháng……năm…….
Địa chỉ thường trú: …..
Chúng tôi đã kết hôn từ ngày …… đến nay có Giấy chứng nhận kết hôn số: ……. do ….. cấp ngày ……..
Chúng tôi xác nhận, Ông/bà ……. có tài sản riêng là:
– Căn nhà toạ lạc tại số: ….. đường …… phường (xã) ….. quận (huyện) ……do được (thừa kế, tặng cho,…) …….
– Đặc điểm căn nhà:
+ Loại nhà: …….
+ Cấu trúc: …….
+ Diện tích khuôn viên: …..
+ Diện tích xây dựng: ….
+ Diện tích sử dụng: ….
+ Diện tích trong lộ giới: …….
+ Có bản vẽ hiện trạng do Phòng Quản lý đô thị quận (Phòng Xây dựng và Giao thông vận tải huyện)…… lập (duyệt) ngày……tháng……..năm……..
Nay bằng văn bản này, chúng tôi thỏa thuận như sau:
1. Ông/bà ……., đồng ý và tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là toàn bộ căn nhà số: ……..đường ….. phường (xã) …. quận (huyện) …… vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Kể từ ngày hoàn tất việc đăng lý sở hữu chung của vợ chồng đối với căn nhà trên, Ông ….. và Bà …. là đồng sở hữu căn nhà trên theo quy định Pháp luật.
2. Các tài sản riêng còn lại không được thỏa thuận bằng văn bản này vẫn là tài sản riêng của mỗi người (vợ hoặc chồng).
Chúng tôi cùng tự nguyện xác nhận việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu có cơ sở xác định nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng này nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của chúng tôi.
Văn bản này được lập thành …… bản, mỗi bản …… trang, Phòng Công chứng số ….. lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày ……
…., ngày….tháng….năm….
Vợ
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Chồng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng:
– Thông tin cá nhân của vọ, chồng:
+ Họ tên của vợ, chồng
+ Ngày, tháng, Năm sinh: của vợ, chồng
+ CMNN/CCCD của vợ, chồng
+ Địa chỉ nơi cư trú của vợ, chồng
– Giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng
– Xác nhận tài sản:
Ví dụ là Căn nhà toạ lạc tại số: ….. đường …… phường (xã) ….. quận (huyện) ……do được (thừa kế, tặng cho,…) …….
– Đặc điểm căn nhà:
+ Loại nhà: …….
+ Cấu trúc: …….
+ Diện tích khuôn viên: …..
+ Diện tích xây dựng: ….
+ Diện tích sử dụng: ….
+ Diện tích trong lộ giới: …….
+ Có bản vẽ hiện trạng do Phòng Quản lý đô thị quận (Phòng Xây dựng và Giao thông vận tải huyện)…… lập (duyệt) ngày……tháng……..năm……..
– Nội dung trong biên bản:
+ Tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung
+ Tài sản không nhập thuộc tài sản riêng
Cam kết thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của hia vợ chồng.
– Ký và ghi rõ họ tên
4. Xác định tài sản của vợ chồng:
Căn cứ vào
Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?
– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Dựa vào đó cho thấy, tài sản hình thành trước hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
+ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
+ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Như vậy, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân phát sinh từ hoa lợi, lợi tức sẽ là tài sản chung của vợ chồng
5. Quy định về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung:
Căn cứ vào quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ, chồng. (Khoản 1, Điều 46, Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Như vậy, vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền định đoạt tài sản riêng của mình và có thể nhập ngôi nhà vào khối tài sản chung của vợ, chồng. Theo quy định của pháp luật, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được thực hiện do hai vợ chồng thỏa thuận và phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.
Sau khi có văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, vợ chồng bạn tiến hành đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có tài sản để sang tên cho cả vợ chồng bạn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tài sản chung của vợ chồng gồm cả hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của vợ, chồng (Căn cứ theo khoản 4 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Như vậy, nếu vợ chồng bạn không có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà tài sản trên là tài sản riêng của bạn có trước thời kỳ hôn nhân nên theo quy định của pháp luật thì hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng bạn.
Điều 175, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”. Khi bạn dùng ngôi nhà là tài sản riêng để đầu tư, kinh doanh thì những khoản lợi nhuận thu được từ việc đầu tư đó là lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của bạn và là tài sản chung của vợ chồng.
Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
d) Nội dung khác có liên quan.
2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
Trên đây là bài viết tham khảo về Biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng và quy định về tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng!