Góp vốn kinh doanh là tính đặc trưng trong sự hình thành các doanh nghiệp tại nước ta. Để hoạt động này được diễn ra một cách minh bạch, khách quan thì giữa các bên thường lập biên bản thỏa thuận góp vốn, đây là căn cứ quan trọng để chứng minh tính tuân thủ quy định trong góp vốn.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là gì?
Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là văn bản được lập ra để ghi chép lại tiến trình thỏa thuận góp vốn giữa các chủ thể, đồng thời ghi nhận kết quả của quá trình góp vốn đó.
Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh dùng để làm căn cứ về tính chấp hành trong nguyên tắc góp vốn, là chứng cứ quan trọng để trả lời cho câu hỏi chủ thể đã góp vốn hay chưa và xác định chính xác số vốn mà chủ thể đã góp.
2. Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— ***** ——–
BIÊN BẢN THOẢ THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH
Hôm nay, vào lúc …. giờ, ngày………………….. tại………..
Chúng tôi gồm những Ông, Bà có tên sau:
1. Ông, Bà:……………… Giới tính:………. Quốc tịch:…………
Sinh ngày:……….
Chứng minh nhân dân số:………….. Ngày cấp:……… Nơi cấp:………….
Hộ khẩu thường trú:………
2. Ông, Bà:………… Giới tính:………. Quốc tịch:……..
Sinh ngày:…………….
Chứng minh nhân dân số:…………….. Ngày cấp:……… Nơi cấp:………..
Hộ khẩu thường trú:….
3. Ông, Bà:……………. Giới tính:………. Quốc tịch:…….
Sinh ngày:………….
Chứng minh nhân dân số:……………………. Ngày cấp:……… Nơi cấp:…………..
Hộ khẩu thường trú:………….
Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích góp vốn:……………..
2. Số vốn góp, loại tài sản góp vốn của từng thành viên:………
3. Thời hạn góp vốn:……………..
4. Cử người quản lý phần vốn góp: ……..
5. Cam kết của các bên:…………
6. Nguyên tắc chia lợi nhuận:………….
Các bên đã nhất trí thông qua biên bản với nội dung trên và cùng ký tên dưới đây:
Bên A Bên B
Ông (bà) (ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh:
Thực tế, biên bản về thỏa thuận thường phụ thuộc rất lớn vào tiến trình thỏa thuận, chỉ cần người lập biên bản ghi lại tất cả những sự kiện, nội dung được diễn ra mà không cần phải quá nghiêm ngặt về mặt hình thức hay phải suy nghĩ phải viết như thể nào, vì vậy, người lập biên bản cần chú ý một số chi tiết như: Phải ghi thời gian, địa điểm diễn ra thỏa thuận, thành phần tham gia (phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người tham gia) và ghi lần lượt các nội dung thỏa thuận, cuối biên bản, để có giá trị những người tham gia và thứ ký phải ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về góp vốn kinh doanh:
Trong phạm vi phần này, tác giả sẽ chủ yếu tập trung đến hoạt động góp vốn trong doanh nghiệp.
Trước hết, Vốn kinh doanh được hiểu là lượng tiền tệ đầu tư để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Nó được hiểu cụ thể là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Định giá tài sản góp vốn:
– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
– Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
– Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
+ Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
– Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
Góp vốn của công ty cổ phần:
– Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
– Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
– Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
– Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
– Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
– Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.