Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức,... thì họ được đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, việc thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được lập thành biên bản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là gì?
Mẫu biên bản thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là biên bản với các nội dung, thông tin về thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Mẫu biên bản về việc thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về quá trình, thủ tục thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh đúng pháp luật và yêu cầu.
2. Mẫu biên bản thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BIÊN BẢN
Thi hành Quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh
Hôm nay, vào hồi giờ …………… ngày ……. tháng ………. năm …………
Tại ……
Chúng tôi gồm:
1. …………………………….. chức vụ …………….. đơn vị …..
2. …………………………….. chức vụ …………….. đơn vị ……..
3. ……………………………… chức vụ …………….. đơn vị …….
Đại diện UBND cấp xã (hoặc nơi quản lý người đã có Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh): ……..
Người làm chứng:
1. ……
2. ……..
Tiến hành lập biên bản về việc thi hành Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với:
Họ và tên: …………………………………. Nam/Nữ………….; số CMND …………
Tên gọi khác: …………………………………. Sinh ngày:…./…./….;
Nguyên quán: ……
Nơi đăng ký thường trú: ……….
Chỗ ở hiện nay: …….
Hành vi vi phạm pháp luật: ……..
Đã có Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh số: …….
ngày …/…/…. của Chủ tịch UBND ………..1
Chúng tôi lập biên bản này để báo cáo và làm căn cứ. Biên bản được lập thành hai bản, một bản được lưu ở Công an cấp huyện và một bản gửi kèm hồ sơ đưa người vào cơ sở chữa bệnh.
Biên bản được lập xong hồi giờ cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe, không ai có ý kiến gì khác và ký tên dưới đây
ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ (HOẶC NƠI QUẢN LÝ)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ các thông tin như trên biên bản
– không tự ý tẩy xóa
– Biên bản được lập xong hồi giờ cùng ngày
– Đã đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe
– ký tên dưới biên bản
4. Thông tin pháp lý liên quan:
4.1. Điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Điều 447 BLTTHS năm 2015 quy định các điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh như sau “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Điều luật trên quy định có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội của mình trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự .Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm… Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện. Trường hợp này người phạm tội không đủ năng lực TNHS nên không có lỗi. Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội, không đánh giá được hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.
Trường hợp thứ hai: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Vì khi phạm tội người phạm tội vẫn có năng lực TNHS, có khả năng điều khiển hành vi. Chỉ sau khi gây án người phạm tội mới bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất năng lực điều khiển hành vi. Do đó, người phạm tội bắt buộc phải chữa bệnh và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội do mình gây ra.
4.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
– Giai đoạn điều tra của Cơ quan điều tra.
Trong giai đoạn điều tra, khi có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự, cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần nếu Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
– Giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:
+ Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
+ Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
+Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
+ Truy tố bị can trước
Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát có thể giải quyết vấn đề khác liên quan đến vụ án như sau:
– Giai đoạn xét xử của
+ Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;
+ Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Đưa vụ án ra xét xử.
– Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.Khi Tòa án đã thụ lý vụ án thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là Chánh án hoặc phó Chánh án (mặc dù điều luật chỉ quy định chung là Tòa án).Các trường hợp thuộc thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án bao gồm:
+ Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
+ Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
+ Đối với người đang chấp hành hình phạt mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vI
Trường hợp nêu trên có thể giải quyết như sau:
– Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố người nhà bị cáo đã cung cấp sổ điều trị tâm thần ngoại trú mà Viện kiểm sát không ra quyết định trưng cầu giám định thì trong trường hợp này Tòa án không ra quyết định trưng cầu giám định mà Tòa án tra hồ sơ điều tra bổ sung vì thuộc trường hợp thiếu chứng cứ quan trọng.
– Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố người nhà bị cáo không cung cấp sổ điều trị tâm thần ngoại trú mà khi Tòa án xét xử họ mới cung cấp thì Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định. Nếu có kết luận giám định tâm thần là bị cáo bị tâm thần thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
+ Trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà có căn cứ để cho rằng người đó mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì theo đề nghị của Trại giam, Trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Chánh án
Trên đây là thông tin về biên bản thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, hướng dẫn làm đơn và các thông tin pháp lý liên quan khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.