Ô tô là một phương tiện di chuyển phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, hiện nay không khó đê sở hữu 1 chiếc ô tô Nhưng trong các trường hợp như muốn thanh lý tài sản là ô tô thì cần làm gì và mẫu biên bản làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thanh lý ô tô là gì?
– Việc thanh lý tài sản tương tự như việc bán tài sản trong đó mối quan tâm hoặc mục tiêu chính là thanh lý tài sản (nhà, nhà để xe, nhà kho và sân) với một tổ chức bán hàng tài sản
– Mẫu biên bản thanh lý ô tô là mẫu biên bản ghi chép lại nội dung và thông tin về thanh lý ô tô của cá nhân hay tổ chức về việc thanh lý đó. để làm tài liệu, chúng cứ trong các trường hợp cần thiết
Biên bản thanh lý ô tô là văn bản của cá nhân , tổ chức soạn thảo có nội dung là các thỏa thuận, cam kết thực hiện việc thanh lý ô tô giữa bên thanh lý và bên nhận thanh lý
2. Mẫu biên bản thanh lý ô tô:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày… tháng… năm…
BIÊN BẢN THANH LÝ Ô TÔ
(Số: …/BB-…)
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan;
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày…/…/… tại địa chỉ ……………………………….. Chúng tôi gồm các bên sau đây tiến hành lập biên bản thanh lý ô tô:
I. BÊN THANH LÝ
Họ và tên:………………………………. Sinh năm:………
CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….
Địa chỉ thường trú:………………………………
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………..
(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:
Tên công ty:………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………………………………….
Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..
Hotline:………………….. Số Fax/email (nếu có):…………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………………. Sinh năm:………
Chức vụ:…………………….. Căn cứ đại diện:……………….
Địa chỉ thường trú:…………………………….
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………….)
Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………
II. BÊN NHẬN THANH LÝ
Họ và tên:………………………………. Sinh năm:………
CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….
Địa chỉ thường trú:………………………………
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………..
(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:
Tên công ty:………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………………………………….
Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..
Hotline:………………….. Số Fax/email (nếu có):…………………
Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà……………………. Sinh năm:………
Chức vụ:…………………….. Căn cứ đại diện:……………….
Địa chỉ thường trú:…………………………….
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………….)
Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……
Hai bên thỏa thuận về việc thanh lý ô tô như sau:
1. Bên thanh lý quyết định thanh lý ô tô cho bên nhận thanh lý, thông tin về ô tô được thanh lý cụ thể như sau:
Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách: …………
Sản xuất tại: ……… Năm: ……………….
Biển số: …
Màu sắc: ………
Giấy phép đăng ký: ……
Được sử dụng từ: ngày …/…/… đến ngày…/…/…
Giá gốc: … đồng
Giá trị hao mòn đã trừ đến thời điểm thanh lý: …
Giá trị còn lại của ô tô: ……
2. Bên nhận thanh lý đã thanh toán đầy đủ số tiền là …….. cho bên thanh lý bằng hình thức tiền mặt vào… giờ… phút, ngày…/…/…
3. Bên nhận thanh lý là chủ sở hữu của ô tô kể từ thời điểm thanh toán xong.
4. Bên thanh lý không còn bất kỳ trách nhiệm, nghĩa vụ nào đối với ô tô bị thanh lý. Trường hợp có thắc mắc, bên nhận thanh lý có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua các thông tin đã nêu trên.
5. Biên bản thanh lý có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên ký.
Biên bản này được lập thành … bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản.
BÊN THANH LÝ
( Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN NHẬN THANH LÝ
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản thanh lý ô tô:
– Ghi đầy đủ thông tin trong Mẫu biên bản như trên
– Thông tin về bên thanh lý, bên nhạn thanh lý phải đầy đủ.
– Ghi Hai bên thỏa thuận về việc thanh lý ô tô
– Bên nhận thanh lý đã thanh toán đầy đủ số tiền là …….. cho bên thanh lý bằng hình thức tiền mặt vào… giờ… phút, ngày…/…/…
– Bên nhận thanh lý là chủ sở hữu của ô tô kể từ thời điểm thanh toán xong.
– Bên thanh lý không còn bất kỳ trách nhiệm, nghĩa vụ nào đối với ô tô bị thanh lý. Trường hợp có thắc mắc, bên nhận thanh lý có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua các thông tin đã nêu trên.
– Biên bản thanh lý có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên ký.
4. Thông tin liên quan:
Căn cứ vào Thông tư Số: 45/2018/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho Doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp quy định:
4.1. Phân loại tài sản cố định:
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
– Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.
– Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
– Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
– Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.
– Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
– Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
– Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
– Loại 1: Quyền sử dụng đất.
– Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
– Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
– Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
– Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
– Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
– Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển;
d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;
đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;
4.2. Sử dụng nguyên giá tài sản cố định:
Tại Điều 9. Sử dụng nguyên giá tài sản cố định:
1. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này không sử dụng trong trường hợp tổ chức bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư. Việc xác định giá trị tài sản cố định trong các trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công,