Trường hợp mà chủ đầu tư đã tính toán nhầm lẫn và dẫn đến thừa và muốn thanh lý số cửa nhôm kính thừa đó cho một cá nhân khác. Hai bên thực hiện việc thanh lý và lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản để làm bằng chứng. Vậy thì biên bản thanh lý cửa nhôm kính có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản thanh lý cửa nhôm kính là gì?
Biên bản thanh lý cửa nhôm kính là mẫu biên bản được lập ra bởi cá nhân sở hữu dư thừa của không kính mà không có mục đích sử dụng thực hiện việc thanh lý cửa nhôm kính đã qua sử dụng hoặc còn mới. Trong biên bản thanh lý cửa nhôm kính phải nêu được những nội dung về cá nhân tham gia lập biên bản, thông tin số liệu về cửa nhôm kính được thanh lý và nội dung thanh lý.
Biên bản thanh lý cửa nhôm kính là văn bản được xác lập nhằm mục đích chứa đựng những thông tin về cá nhân tham gia lập biên bản, thông tin số liệu về cửa nhôm kính được thanh lý và nội dung thanh lý. Biên bản thanh lý cửa nhôm kính phải được công khai, mỗi bên giữ một bản và có sự nhất trí ký kết giữa hai bên tham gia thanh lý cửa nhôm kính.
2. Mẫu biên bản thanh lý cửa nhôm kính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày tháng năm
BIÊN BẢN THANH LÝ CỬA NHÔM KÍNH
(Về việc: Thanh lý cửa nhôm kính)
Hôm nay, hồi… ngày… tháng… năm… tại…
Chúng tôi gồm:
– Bên A: Ông Nguyễn Văn A
Ngày sinh:
Số điện thoại:
Căn cước công dân số… cấp ngày… tại…
Chỗ ở hiện nay:
– Bên B: Ông Nguyễn Văn B
Ngày sinh:
Số điện thoại:
Căn cước công dân số… cấp ngày… tại…
Chỗ ở hiện nay:
Nội dung làm việc:
1. Bên A thanh lý… cửa nhôm kính cho bên B bao gồm:
-… cửa … kích thước …m x …m
-…
2. Bên B thanh toán cho bên A số tiền… qua hình thức…
Hai bên cam kết không hoàn trả, mua lại những gì đã nhận.
Biên bản này gồm… trang, có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện.
Người lập Bên A Bên B
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản thanh lý cửa nhôm kính:
Biên bản thanh lý cửa nhôm kính phải có những nội dung sau đây:
– địa điểm và thời gian lập và kết thúc biên bản thanh lý cửa nhôm kính.
– những thông tin về cá nhân tham gia lập biên bản và thanh lý cửa nhôm kính.
– nội dung làm việc cũng được ghi nhận trong biên bản( thông tin, số liệu liên quan đến cửa nhôm kính và giá thanh lý)
Cuối biên bản thanh lý cửa nhôm kính thì hai bên tham gia sẽ tiến hành ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về thanh lý hợp đồng:
Căn cứ vào Điều 385,
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Việc ký kết hợp đồng nhất định phải có sự thỏa thuận và nhất trí của các bên, và các bên cần phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhất những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng.
Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
Thanh lý hợp đồng là biên bản được lập sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng nhất trí thông qua và đồng ý ký tên.
Việc thanh lý hợp đồng được xác lập khi hợp đồng đã được hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Đồng thời, việc thanh lý hợp đồng còn được xác lập khi có các trường hợp được quy định tại Điều 422,
5. Quy định về biên bản thanh lý hợp đồng :
Vì thanh lý hợp đồng là biên bản xác nhận việc hoàn thành một công việc nào đó mà các bên đã xác nhận số lượng, chất lượng vì vậy việc thanh lý hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví dụ như, thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Đồng thời khi thanh lý hợp đồng các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Còn về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Về bản chất: mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi đã xác định xong được những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
Như vậy ta có thể thấy được mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia đồng thời tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Nguyên tắc thanh lý hợp đồng: Về điều kiện để thanh lý hợp đồng thì hiện nay không có văn bản nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự 2015 luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, căn cứ vào định nghĩa có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng.
Cụ thể, Điều 422, Bộ luật dân sự 2015, Chấm dứt hợp đồng
“Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
Thông thường trên thực kế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên để ghi nhập việc hai bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau. Và có thể vì những lý do bên trên mà các bên tham gia ký kết hợp đồng có thể thực hiện việc thanh ý hợp đồng theo quy định của pháp luật. Và việc thanh lý luôn luôn được lập thành biên bản với sự thống nhất, nhất trí, có chữ ký của hai bên và mỗi bên giữ một bản để đảm bỏ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên sau khi thực hiện việc thanh lý hợp đồng.