Mẫu biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là gì? Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước? Hướng dẫn lập biên bản thanh công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước? Một số quy định pháp luật về công cụ, dụng cụ, vật liệu nhà nước? Thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của nhà nước?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là gì?
- 2 2. Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản thanh công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước:
- 4 4. Một số quy định pháp luật về công cụ, dụng cụ, vật liệu nhà nước:
- 5 5. Thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của nhà nước:
1. Mẫu biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là gì?
Mẫu biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước
Mẫu biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản ghi nhận toàn bộ quá trình thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu ngân hàng nhà nước
2. Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước mới nhất:
Tên biên bản: Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước
Mẫu biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-
Đơn vị: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN THANH LÝ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU
Ngày…. tháng…. năm….
Số: ………
Nợ: ………
Có: ………
Căn cứ Quyết định số ……… ngày …… tháng …… năm ……. của ……….về việc thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu
Hôm nay vào hồi… giờ, ngày …. tháng …. năm …. tại…. đã tiến hành thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu
- HỘI ĐỒNG THANH LÝ GỒM:
Ông (bà): ………… đại diện ………. Chủ tịch Hội đồng
Ông (bà): ……… đại diện …………. Ủy viên
Ông (bà): ……… đại diện ……………. Ủy viên
Ông (bà): ………… đại diện ……………. Ủy viên
- TIẾN HÀNH THANH LÝ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU:
Chỉ tiêu | Tên, nhãn hiệu, quy cách | Mã số | Số lượng | Giá trị khi mua | Tình trạng | Ghi chú |
I. CCLĐ đang dùng … Cộng II. CCLĐ, vật liệu trong kho 1. CCLĐ … 2. Vật liệu… Cộng | ||||||
Tổng cộng | X | X | X | X | X |
III. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG THANH LÝ
………….
Ngày … tháng … năm ….
Chủ tịch Hội đồng Thanh lý
(Ký, họ tên)
KẾT QUẢ THANH LÝ
– Chi phí thanh lý: …………………………. (viết bằng chữ): ………………………..
– Giá trị thu hồi: ……………………………. (viết bằng chữ): ………………………..
Ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Ghi chú: Biên bản này được lập để xác định việc thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu và làm căn cứ ghi giảm công cụ, dụng cụ, vật liệu trên sổ kế toán.
3. Hướng dẫn lập biên bản thanh công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước:
– Ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm lập biên bản thanh lý
– Ghi rõ hội đồng thanh lý gồm: Tên – Địa diện.. – Chức vụ
– Ghi lại công cụ, dụng cụ, vật liệu thanh lý: chỉ tiêu, tên, mã số, số lượng, giá trị khi mua, tình trạng
– Kết luận thanh lý
– Kết quả thanh lý
– Ký tên, đóng dấu
4. Một số quy định pháp luật về công cụ, dụng cụ, vật liệu nhà nước:
Để có thể thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu nhà nước trước tiên phải xác định được đó là loại công cụ, dụng cụ, vật liệu nào? Giá trị khi mua công, dụng cụ và vật liệu và chi phí sửa chữa khi làm hư hại công cụ, dụng cụ và vật liệu.
Căn cứ vào Quyết định số 1407/2001/QĐ-NHNN quy định về quản lý sử dụng công cụ lao động, vật liệu nhà nước có thể tiến hành xác định công cụ, dụng cụ, vật liệu nhà nước như sau:
Phân loại công cụ lao động và vật liệu
– Phân loại công cụ lao động:
+ Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phân loại công cụ lao động theo công dụng, chủng loại của công cụ lao động.
Công cụ lao động tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chủ yếu gồm các loại chính sau: Bàn, ghế, đồng hồ, quạt, tủ, xe (xe đạp, xe đẩy), hòm, kệ, giường, máy tính để bàn, máy tính bỏ túi, máy đánh chữ, máy cassette, ti vi, video, tủ lạnh, máy điều hoà, máy điện thoại, máy nhắn tin, máy ảnh, máy đếm tiền, máy phát hiện tiền giả, ổn áp, UPS, biến thế, dụng cụ cân, đo, dụng cụ y tế, máy sấy tay, quạt thông gió, máy hút bụi, hút ẩm, máy khoan, máy cắt, máy đục, thiết bị bảo vệ (Ví dụ: súng, gậy điện tử, bình hơi cay) dụng cụ giảng bài (Ví dụ: máy chiếu), bình nóng lạnh, nhạc cụ. Một số dụng cụ nếu hạch toán riêng từng chiếc như: micro, âm ly, loa, mô đem, data switch. Các dụng cụ, thiết bị, đồ đạc khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định (có thể phân loại chi tiết theo thực tế phát sinh).
+ Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hướng dẫn nói trên và tình hình thực tế tại đơn vị để phân loại công cụ lao động tại đơn vị cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Đối với các loại công cụ lao động có số lượng ít, tương đối giống nhau về chức năng, công dụng, không cần thiết phải theo dõi riêng từng loại thì có thể gộp chung vào một loại. Đối với các công cụ lao động cùng công dụng chung nhưng công dụng cụ thể hoặc chủng loại có khác nhau, nếu số lượng nhiều hoặc giá cả chênh lệch lớn thì có thể phân loại chi tiết hơn.
+ Các loại tài sản sau đây có giá trị thấp, chống hỏng, lắp đặt bổ sung vào tài sản khác hoặc cấp phát cho cá nhân sử dụng thì không hạch toán vào công cụ lao động mà hạch toán vào vật liệu như các công cụ ăn uống, nhà bếp (Ví dụ: phích nước, ấm chén, bát đĩa, xô chậu, xoong nồi), dụng cụ nhà khách (Ví dụ: chăn, màn, chiếu, đệm, gối), dụng cụ trang trí (ví dụ: phông màn, rèm cửa, tranh tượng, thảm, lọ hoa, chậu cảnh, gương soi).
– Phân loại vật liệu:
+ Giấy trắng đặc biệt: là các loại giấy chuyên dùng để in các sản phẩm đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước (Ví dụ: tiền, ngân phiếu thanh toán).
+ Giấy tờ in quan trọng (còn gọi là ấn chỉ quan trọng): là các loại giấy tờ in có tính chất quan trọng nhưng chưa đưa ra sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ liên quan (Ví dụ: lệnh phát hành, các loại séc, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu).
+ Giấy tờ in thông thường: là các loại giấy tờ in không thuộc giấy tờ in quan trọng.
+ Vật liệu văn phòng: là các loại vật liệu dùng cho công tác văn phòng (Ví dụ: bút, mực, cặp).
+ Phụ tùng thay thế: là các loại phụ tùng dự trữ để tthay thế cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
+ Xăng, dầu và các loại nhiên liệu khác.
+ Công cụ lao động chưa dùng: Các loại công cụ lao động chưa xuất dùng, còn đang bảo quản trong kho cũng được coi như một loại vật liệu để thuận tiện cho việc kiểm kê và theo dõi.
+ Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc các nhóm trên.
Đối với các loại phế liệu thu hồi từ quá trình sử dụng không xác định được giá trị, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước cũng phân loại vào “Vật liệu khác” và mở sổ theo dõi chặt chẽ để thanh lý hoặc sử dụng vào các nhu cầu khác của đơn vị (nếu có).
Để quản lý chặt chẽ các loại vật liệu, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phân loại vật liệu chi tiết hơn theo từng thứ vật liệu (Ví dụ: giấy tờ in quan trọng phân loại thành: séc, lệnh phát hành…).
Xác định giá trị vật liệu, công cụ lao động mua vào
– Giá trị vật liệu, công cụ lao động mua ngoài: là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán, trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có) và cộng với các chi phí hợp lệ có liên quan đến vật liệu, công cụ lao động mua vào có đầy đủ chứng từ hợp lệ chứng minh, phát sinh trước khi đưa tài sản vào sử dụng (Ví dụ: chi phí vận chuyển, bảo quản).
Trường hợp các chi phí thu mua, bảo quản liên quan đến nhiều loại vật liệu, công cụ lao động, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải phân bổ cho từng loại vật liệu, công cụ lao động, trường hợp không thể phân bổ được cho từng loại thì thủ trưởng đơn vị xem xét từng trường hợp và phê duyệt, cho phép ghi trực tiếp các khoản chi này vào chi nghiệp vụ.
– Trường hợp vật liệu sau khi nhập kho phải xuất kho để gia công chế biến cho phù hợp với mục đích sử dụng thì giá trị vật liệu nhập kho từ gia công chế biến là giá trị vật liệu xuất kho cộng với các chi phí có liên quan đến việc gia công chế biến vật liệu (bao gồm cả chi phí vận chuyển, bảo quản, nếu có).
Xác định giá trị công cụ lao động và vật liệu phân bổ vào chi phí.
– Đối với công cụ lao động: các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phân bổ toàn bộ giá trị công cụ lao động vào chi phí khi đưa ra sử dụng.
– Đối với vật liệu: các đơn vị Ngân hàng Nhà nước ghi giá trị vật liệu xuất dùng vào chi phí. Đối với giá trị vật liệu xuất kho, đơn vị phải xác định phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất kho thích hợp (Giá nhập kho thực tế của vật liệu hoặc giá bình quân).
Sửa chữa công cụ lao động
– Thủ trưởng các đơn vị Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sửa chữa công cụ lao động, xét duyệt dự toán và quyết toán việc sửa chữa công cụ lao động tại đơn vị. Việc sửa chữa công cụ lao động phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có đầy đủ chứng từ hợp lệ.
– Chi phí sửa chữa công cụ lao động được ghi vào chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản trong phạm vi dự toán được duyệt.
5. Thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của nhà nước:
Thanh lý công cụ lao động, vật liệu của nhà nước như sau:
– Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được thanh lý các công cụ lao động hư hỏng không sửa chữa được, các loại vật liệu tồn kho lâu ngày không sử dụng, bị hư hỏng hoặc không cần thiết phải tiếp tục dự trữ.
– Thủ trưởng đơn vị quyết định việc thanh lý công cụ lao động, vật liệu tại đơn vị mình.
– Khi thanh lý công cụ lao động, vật liệu đơn vị phải thành lập Hội đồng thanh lý công cụ lao động và lập “Biên bản thanh lý công cụ lao động” như trường hợp thanh lý tài sản cố định.
– Số tiền về thanh lý công cụ lao động sau khi trừ đi chi phí (nếu có) được ghi vào khoản thu khác tại đơn vị
Trên đây là bài viết tham khảo về biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu nhà nước, cách xác định loại công cụ, dụng cụ và vật liệu và quyết định thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu của nhà nước!