Mỗi một cuộc họp hợp tác giữa các nước đều sẽ có biên bản ghi chép cụ thể, cũng như vậy trong cuộc họp thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương thì cũng cần có Mẫu biên bản thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là gì?
Mẫu biên bản thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là mẫu biên bản với các thông tin của cuộc họp sẽ được ghi chép lại một cách chi tiết nhất
Mẫu biên bản ghi chép thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
2. Mẫu biên bản thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
……, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
A. Thông tin chung:
1. Tên nhiệm vụ:
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
3. Cơ quan chủ trì:
4. Quyết định thành lập tổ thẩm định: số ………/QĐ-BGDĐT ngày…tháng…năm…
5. Thời gian thẩm định:ngày…tháng…năm…
6. Số thành viên có mặt:
7. Đại biểu tham dự:
B. Kết luận của Tổ thẩm định:
1. Nội dung chuyên môn:
1.1. Mục tiêu chính của nhiệm vụ (mục tiêu cần bổ sung, chỉnh sửa):
1.2. Các nội dung nghiên cứu chính (nội dung cần loại bỏ; nội dung cần bổ sung, tiến độ và thời gian thực hiện); Số lượng chuyên đề trong từng nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ:
1.3. Các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu:
a. Điều tra, khảo sát, công tác trong nước (số đoàn, số người tham gia, thời gian, địa điểm)
b. Hội thảo khoa học (số lượng, quy mô, địa điểm tổ chức)
c. Thiết bị, máy móc (thiết bị, máy móc cần thuê/mua: tên, số lượn
d. Phương án hợp tác quốc tế (số đoàn ra, đoàn vào, số người tham gia, thời gian, địa điểm)
1.4. Sản phẩm của nhiệm vụ (số lượng, yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng, tính khả thi,…)
2. Thẩm định tài chính của nhiệm vụ
Tổng kinh phí cần thiết:……. triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí từ ngân sách nhà nước:………..triệu đồng;
+ Kinh phí từ các nguồn khác: ………… triệu đồng.
Chi tiết các hạng mục chi:
TT | Nội dung các khoản chi | Thành tiền (triệu đồng) | Ghi chú |
1. | Thuê khoán chuyên môn | ||
2. | Nguyên, vật liệu, năng lượng | ||
3. | Thiết bị, máy móc | ||
4. | Xây dựng, sửa chữa nhỏ | ||
5. | Đoàn ra | ||
6. | Đoàn vào | ||
7. | Chi khác (hội thảo,…) | ||
Tổng cộng |
Kết luận chung:
Biên bản được lập xong lúc ……… ngày…….. /……../…….. và đã được Tổ thẩm định nhất trí thông qua.
Thư ký Tổ trưởng
(ký, họ tên) (ký, ghi rõ họ và tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
– Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
– Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
– Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản. Thông tin muốn chính xác có độ tin cậy cao phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Căn cứ kết quả họp Hội đồng tư vấn xét chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo quy định hiện hành (Mẫu 8 Phụ lục I).
– Biên bản thẩm định được thành lập theo Mẫu 9 Phụ lục I.
– Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, ngoài nước về kết quả thẩm định trước khi quyết định phê duyệt.
– . Chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm bổ sung, hoàn chỉnh Thuyết minh nhiệm vụ theo biên bản thẩm định, trình cơ quan chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
Triển khai nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được thực hiện theo Hợp đồng ký giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ (theo Mẫu 10 Phụ lục I). Bản Thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt là một phần không tách rời của Hợp đồng.
– Chủ nhiệm nhiệm vụ và nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Hợp đồng và Thuyết minh được phê duyệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền cho cơ quan chủ trì quyết định việc đón tiếp cán bộ khoa học nước ngoài vào Việt Nam làm việc và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo kế hoạch đã phê duyệt trong Thuyết minh nhiệm vụ và Hợp đồng.
– Trường hợp có thay đổi về nội dung, dự toán, tiến độ và thời gian thực hiện nhiệm vụ, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ phải có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét. Văn bản trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh nội dung, dự toán, tiến độ và thời gian thực hiện nhiệm vụ là một bộ phận của Hợp đồng.
Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định trong Hợp đồng.
– Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ (theo Mẫu 11 Phụ lục I).
– Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và theo cam kết với đối tác nước ngoài.
– Tổ chức thanh lý hợp đồng, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về tài chính.
Kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện, nội dung khoa học, tình hình sử dụng kinh phí và những vấn đề liên quan khác của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản (theo Mẫu 12 Phụ lục I) và được lưu vào hồ sơ nhiệm vụ.
– Kết quả kiểm tra là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét điều chỉnh hoặc đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được đánh giá, nghiệm thu theo hai cấp: đánh giá ở cấp cơ sở và đánh giá, nghiệm thu ở cấp Bộ.
– Trong trường hợp nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương thực hiện theo nhiều giai đoạn thì nhiệm vụ ở giai đoạn tiếp theo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho tiếp tục triển khai nếu kết quả nghiệm thu nhiệm vụ ở giai đoạn trước được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại “Khá” trở lên.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương ở cấp cơ sở
– Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, chủ nhiệm nhiệm vụ nộp cho phòng (ban) khoa học và công nghệ của cơ quan chủ trì báo cáo tổng kết nhiệm vụ và các sản phẩm, tài liệu theo hợp đồng, để tổ chức đánh giá kết quả nhiệm vụ ở cấp cơ sở (sau đây gọi là đánh giá cấp cơ sở).
– Việc đánh giá cấp cơ sở được thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chí đánh giá được thực hiện theo quy định (Mẫu 13 Phụ lục I). Biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở được lập theo Mẫu 14 Phụ lục I.
Hội đồng đánh giá cấp cơ sở kết luận đánh giá nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo hai mức: “Đạt” hoặc “Không đạt”.
Xử lý kết quả đánh giá cấp cơ sở
– Đối với nhiệm vụ được đánh giá cấp cơ sở ở mức “Đạt”:
– Chủ trì nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
– Cơ quan chủ trì nhiệm vụ kiểm tra các nội dung chỉnh sửa của chủ trì nhiệm vụ theo kết luận của hội đồng và làm các thủ tục đề nghị đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.
Quyết toán và thanh lý hợp đồng
Hợp đồng chỉ được thanh lý sau khi nhiệm vụ đã được đánh giá nghiệm thu cấp Bộ với kết quả từ mức “Đạt” trở lên và có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ về việc tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh lý hợp đồng (theo Mẫu 19 Phụ lục I) với đại diện của cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương sau khi chủ nhiệm nhiệm vụ đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kết quả nhiệm vụ
.Căn cứ vào thông tư Số: 56/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về kho học và công nghệ câp bộ của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo như trên đã quy định về một số điều trong hợp tác quốc tế song phương cụ thể trên lĩnh vực Giáo dục. bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về Biên bản, cách ghi biên bản Thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương và một số thông tin pháp lý khác.