HIV là một loại virus nguy hiểm gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Việc xác định các đối tượng bị nhiễm virus HIV cũng rất quan trọng để người bệnh có các biện pháp phòng tránh virus này lây lan ra những người xung quanh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV:
- 4 4. Một số vấn đề liên quan về HIV:
1. Mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV là gì?
HIV làm giảm tuổi thọ của nạn nhân và gây ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế. Những người nhiễm HIV thường có tâm lý sợ hãi, né tránh mọi người xung quanh. Hiện nay HIV chưa có thuốc đặc trị, các nạn nhân nhiễm HIV phải tiến hành điều trị với chi phí lớn và lâu dài. Hiện nay, chưa có nhiều cơ sở, phòng khám xét nghiệm riêng biệt về virus HIV dẫn đến hậu quả các bệnh nhân nhiễm virus HIV không biết rõ được bệnh tình của mình, làm lây lan ra đối với những người thân xung quanh. Mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV là mẫu biên bản được lập ra nhằm mục đích cấp giấy chứng nhận cho các phòng xét nhiệm HIV.
Phòng xét nghiệm HIV chỉ được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính sau khi có Quyết định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV. Biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV có vai trò vô cùng quan trọng để làm căn cứ, cơ sở cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV.
Mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm. Mẫu nêu rõ thông tin phòng xét nghiệm, nội dung của biên bản, thành phần tham gia, nội dung thẩm định, kết luận, kiến nghị…
2. Mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……, ngày….tháng… năm ….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
Cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV
I. THÔNG TIN VỀ PHÒNG XÉT NGHIỆM HIV
1. Tên cơ sở có phòng xét nghiệm HIV được thẩm định:.….
2. Địa chỉ: …..
3. Điện thoại:.…. Email (nếu có):…..
4. Fax: ……
II. THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Thành phần đoàn thẩm định:…..
2. Đại diện cơ sở có phòng xét nghiệm HIV được thẩm định:…..
III. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Hồ sơ pháp lý
Liệt kê đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến cơ sở vật chất, nhân sự, thiết bị y tế.
Nhận xét:
2. Nội dung thẩm định thực tế
a) Tiêu chuẩn cán bộ xét nghiệm:
Liệt kê số lượng cán bộ, trình độ và số năm kinh nghiệm:
Nhận xét về năng lực thực hiện xét nghiệm HIV:
b) Tiêu chuẩn trang thiết bị:
Liệt kê danh mục trang thiết bị và tình trạng của trang thiết bị:
Nhận xét:
c) Tiêu chuẩn phòng xét nghiệm:
Liệt kê và mô tả cơ sở vật chất:
Phương pháp khử trùng dụng cụ, bệnh phẩm, vật phế thải:
Nhận xét:
d) Năng lực thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV:
Kết quả xét nghiệm HIV của cơ sở đề nghị được cơ sở kiểm tra đánh giá:
Nhận xét:
Sau khi kiểm tra phòng xét nghiệm HIV tại …….theo các tiêu chuẩn tại Thông tư số /2013/TT – BYT ngày…tháng…năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm chất lượng xét nghiệm HIV, Đoàn thẩm định thống nhất như sau:
1. Tiêu chuẩn về cán bộ xét nghiệm
2. Tiêu chuẩn về trang thiết bị
3. Tiêu chuẩn về phòng xét nghiệm
4. Tiêu chuẩn về năng lực thực hiện kết quả xét nghiệm
IV. KẾT LUẬN
1. Phòng xét nghiệm HIV thuộc ……. sau khi thẩm định theo các các quy định của Thông tư số …./2013/TT – BYT ngày…tháng…năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm chất lượng xét nghiệm HIV …….. các điều kiện quy định tại Thông tư.
2. Phòng xét nghiệm HIV chỉ được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính sau khi có Quyết định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV. Trong thời gian chờ cấp Giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV, những xét nghiệm dương tính và nghi ngờ dương tính đề nghị cơ sở gửi bệnh phẩm về các cơ sở có phòng xét nghiệm khẳng định HIV lân cận gần nhất.
V. KIẾN NGHỊ
Để công tác xét nghiệm HIV được tốt hơn, Đoàn thẩm định đề nghị:.
Thành viên Đoàn Thẩm định
(Ký ghi rõ họ tên)Đại diện cơ sở
GĐ Đơn vị có phòng xét nghiệm
(Ký, đóng dấu)
Trưởng phòng XN
(Ký ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm, thời gian lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định HIV.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin về phòng xét nghiệm HIV.
+ Thông tin của thành phần tham gia.
+ Nội dung thẩm định.
+ Kết luận.
+ Kiến nghị của đoàn thẩm định.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của thành phần thẩm định.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của GĐ đơn vị có phòng xét nghiệm.
+ Ký, ghi rõ họ tên của trưởng phòng xét nghiệm.
4. Một số vấn đề liên quan về HIV:
– HIV là gì?
HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm hệ miễn dịch ở người. Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng ở người.
Người bị nhiễm HIV có thể có kết quả âm tính nếu thực hiện xét nghiệm quá sớm sau khi nhiễm.
Không giống như các virus khác, virus HIV sẽ tồn tại trong cơ thể con người suốt đời. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Bệnh do virus HIV gây ra gọi chung là HIV/AIDS.
Virus HIV giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể. Cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Người bị AIDS có nguy cơ tử vong do mắc thêm các bệnh nhiễm trùng cơ hộ
– vốn thường không gây bệnh nghiêm trọng ở những người khỏe mạnh bình thường
– Theo Điều 3 Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định về: Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS có nội dung như sau
“1. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
3. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
4. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.”
– Các con đường lây nhiễm HIV là:
+ Quan hệ tình dục không lành mạnh (cả cùng giới và khác giới): Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.
+ Dùng chung kim tiêm từ người nhiễm HIV hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, dùng chung thiết bị xăm mình và xỏ lỗ cơ thể mà không được khử trùng, làm sạch; tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV tại vết thương hở hoặc lở loét. HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV. Riêng về ma túy , bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.
+ Từ mẹ truyền sang bào thai hoặc truyền qua trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.
Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm nhau vì vậy người nhiễm virut HIV có thể sinh hoạt bình thường và hòa nhập với cộng đồng. Bệnh AIDS có thể tiến triển nặng hơn nếu người bệnh uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên hay tự ý ngưng dùng thuốc vì cảm thấy khỏe hơn.
– Ảnh hưởng của HIV:
Ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với cá nhân người mắc và toàn xã hội là cực kỳ to lớn và không thể lường trước được.
+ Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu đang ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Gia đình sẽ mất đi trụ cột kinh tế chính. Chi phí cho công tác phòng, chống AIDS cũng rất tốn kém.
+ Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.
+ Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
+ HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ….. làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
+ Gây ra cho người bệnh tâm lý lo ngại, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, không còn hòa nhập với cộng đồng.