Bảo vệ động vật hoang dã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường sống trong lành, mang giá trị kinh tế, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hành động thả động vật rừng trở về với môi trường tự nhiên là việc làm rất cần thiết để bảo vệ các loại động vật đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên là gì?
Mẫu biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên. Mẫu nêu rõ nội dung biên bản, thông tin động vật rừng… Mẫu được ban hành theo Thông tư 29/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
Mẫu biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được lập ra nhằm xác đinh động vật rừng đã được thả lại vào rừng tự nhiên, trình bày rõ đucợ quá trình bàn giao, bàn giao cho ai và những người tham gia bàn giao.
2. Mẫu biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên mới nhất:
…
…(1)
——-
Số: … /BB-TĐVR
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …..
BIÊN BẢN
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên
Hôm nay, hồi … giờ … phút, ngày … / … / …, tại …
Chúng tôi gồm:(2)
1.Họ và tên: … Chức vụ; …; Đơn vị: …
2.Họ và tên: … Chức vụ; …; Đơn vị: …
3.Họ và tên: … Chức vụ; …; Đơn vị: …
4.Họ và tên: … Chức vụ; …; đại diện chủ rừng: …
5.Với sự chứng kiến của (nếu có):
Họ và tên: … Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: …
Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu: …; ngày cấp: …/…/… nơi cấp: …
Cùng nhau tiến hành việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên, cụ thể như sau:
1.Địa điểm thả: …
2.Động vật rừng thả lại về môi trường tự nhiên:
TT | Tên động vật rừng | Nhóm nguy cấp, quý hiếm hoặc thông thường(3) | Giới tính (nếu có) | Đơn vị tính | Số lượng hoặc trọng lượng | Kích thước | Tình trạng sức khỏe | Ghi chú | |
Tên động vật rừng | Tên khoa học | ||||||||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
3 | |||||||||
… |
3.Kết luận, kiến nghị sau khi thả: (4) …
Việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên kết thúc vào hồi … giờ … phút…… ngày …
Biên bản này được lập xong hồi … giờ … phút cùng ngày, gồm … tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.
NGƯỜI THAM GIA THẢ(5)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CHỦ RỪNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ nếu có)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn viết mẫu biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên mới nhất:
– Tên đơn vị chủ trì thực hiện thả;
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Ghi các thành phần tham gia thả động vật rừng.
– Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.
– Ghi các ý kiến về kết quả thả, về quản lý, bảo vệ sau khi thả…
-Tất cả các thành viên tham gia đều ký vào biên bản.
4. Một số quy định về động vật rừng :
Theo Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT quy định các hình thức sử lý động vật rừng như sau:
Điều 10. Các hình thức xử lý động vật rừng
1. Các hình thức xử lý động vật rừng:
a) Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Cứu hộ động vật rừng;
c) Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
d) Bán động vật rừng;
đ) Tiêu hủy động vật rừng.
2. Các hình thức xử lý động vật rừng được thực hiện theo trình tự ưu tiên từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều này, trường hợp không xử lý được bằng hình thức trước mới áp dụng hình thức xử lý kế tiếp.
Động vật rừng được thả lại môi trường tự nhiên được quy định tại Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT:
“Điều 11. Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng còn sống, khỏe mạnh.
2. Điều kiện:
a) Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó;
b) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sức khở của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;
d) Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Thành phần tham gia thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, chủ rừng (nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này). Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
c) Cơ quan, đơn vị chủ trì thả lập biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo quy định, đối tượng động vật rừng được thả lại về môi trường tự nhiên là cá thể động vật rừng còn sống và khỏe mạnh. Theo đó, trình tựu 03 bước thả lại động vật rừng sau tiếp nhận, sau thực hiện theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về môi trường tự nhiên được thực hiện theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Bước 1: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
Bước 2: Thành phần tham gia thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, chủ rừng (nếu thuộc trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả). Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
Bước 3: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả lập biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 29.
Tuy nhiên, khi động vật được thả lại về môi trường tự nhiên phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó;
– Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;
– Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Các cơ quan tiếp nhận, nuôi dưỡng động vật rừng trước khi thả lại về rừng tự nhiên theo quy định của Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT là:
“Điều 7. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận
1. Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.
2, Cơ sở cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý, vườn động vật do Nhà nước quản lý, ban quản lý rừng đặc dụng không trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có cơ sở cứu hộ động vật.
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.”
Điều 8. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước.
2. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản thì chuyển giao động vật rừng tự nguyện giao nộp cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản. Việc chuyển giao phải lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp vườn quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước: Đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyên giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm: Ngay sau khi tiếp nhận
4. Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc loài thông thường: Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.
Trên đây là thông tin chi tiết về mẫu biên bản và hướng dẫn viết biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên mới nhất.