Sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa quan trọng, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi chi bộ và Đảng viên. Việc nâng cao chất lượng của các buổi sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, giúp các cán bộ Đảng viên nhận thức rõ về vai trò của mình, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Mục lục bài viết
1. Biên bản sinh hoạt chi bộ Đảng là gì?
Biên bản sinh hoạt chi bộ là biểu mẫu bắt buộc phải được lập trong tất cả cuộc họp chi bộ, để ghi chép lại toàn bộ tiến trình, nội dung cuộc họp cũng như những ý kiến, thảo luận, đóng góp của Đảng viên từ đó xây dựng chi bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Biên bản sinh hoạt chi bộ sẽ do thư ký cuộc họp ghi chép lại một cách chi tiết, cụ thể, chính xác và khách quan. Người viết biên bản cần ghi lại các nội dung một cách trung thực, không thêm bớt nội dung cũng như áp đặt cái nhìn phiến diện, chủ quan của bản thân vào biên bản cuộc họp. Thư ký và chủ tọa của buổi sinh hoạt chi bộ sẽ là người chịu trách nghiệm chính về nội dung của biên bản.
Biên bản sinh hoạt chi bộ cần được lập trong mỗi buổi họp chi bộ. Mẫu nêu rõ và đầy đủ các nội dung, thông tin như thời gian, địa điểm họp, báo cáo hoạt động của chi bộ đảng và phương hướng tương lai. Biên bản ghi lại một cách chính xác, ngắn gọn, chính xác những diễn biến, nội dung và ý kiến trong quá trình diễn ra buổi sinh hoạt, ngôn từ phải ngắn gọn, xúc tích, nghiêm túc, tránh lan man, sai lệch.
2. Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ Đảng:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BIÊN BẢN HỌP CHI BỘ
Tháng………/20……
Thời gian:…….
Địa điểm:……
Thành phần: (Lưu ý có thể mời thêm Đảng ủy viên giám sát thì ghi cụ thể người giám sát).
Chủ tọa:……
NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. Phần mở đầu
– Triển khai cho đảng viên đóng đảng phí tháng …../20/…….
– Chi bộ cử thư ký cuộc họp:……..
– Thông báo tình hình đảng viên của Chi bộ dự họp: (ghi cụ thể đảng viên chính thức, dự bị; số đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt và lý do vắng, ghi cụ thể lý do vắng mặt từng đồng chí vào biên bản).
– Đồng chí Bí thư thông qua chương trình của cuộc họp:
2. Phần nội dung:
2.1. Thông tin thời sự (ghi cụ thể đề mục, hay văn bản thông tin….).
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết tháng trước (ghi cụ thể các nội dung. Phần này đồng chí ghi biên bản nên nói Bí thư đưa trước 01 bản dự thảo nghị quyết để ghi cho cụ thể)……..
– Phần thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: (Bí thư chi bộ Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tập thể, đảng viên, quần chúng tháng trước; biểu dương đảng viên, quần chúng tiên phong, gương mẫu có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có). Sinh hoạt chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí minh trong tháng sinh hoạt)……..
– Bí thư thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biển pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiên quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực……..
– Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiên trong tháng tới có nội dung chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tháng tiếp theo. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện………
– Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên (ghi chi tiết các ý kiến đóng góp)…..
3. Phần kết thúc
– Ghi tóm tắt ý kiến kết luận của Bí thư.
– Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (Nghị quyết) của chi bộ. Ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác.
Cuộc họp kết thúc lúc…….. giờ, ngày…..tháng…..năm 20……. biên bản được thông qua trước Chi bộ.
CHỦ TỌA
(ký và ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản sinh hoạt chi bộ Đảng:
– Phần mở đầu:
+ Tên Đảng ủy.
+ Tên chi bộ.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ( Viết hoa, in đậm).
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản họp chi bộ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian diễn ra buổi sinh hoạt.
+ Thành phần tham dự buổi sinh hoạt chi bộ.
+ Chủ tọa buổi sinh hoạt.
+ Nội dung cuộc họp chi bộ.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ tọa cuộc họp.
+ Ký và ghi rõ họ tên của thư ký ghi biên bản.
4. Ý nghĩa của hoạt động sinh hoạt chi bộ:
Sinh hoạt chi bộ là một trong những hoạt động của tập thể toàn thể đảng viên, thông qua buổi sinh hoạt chi bộ, các cán bộ đảng viên sẽ bàn bạc và thảo luận đưa ra quyết định về giải pháp hoặc chủ trương nào trong xây dựng Đảng nói chung, xây dựng chi bộ nói riêng. Đây cũng là một trong những trách nhiệm của Đảng viên, nhiệm vụ chính trị quan trọng tại chi bộ dựa trên cơ sở nguyên tắc của tổ chức cùng sinh hoạt của Đảng.
Sinh hoạt chi bộ là nghĩa vụ, trách nhiệm hết sức quan trọng của mỗi chi bộ và đảng viên. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chi bộ và có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ. Vai trò của việc sinh hoạt chi bộ rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bởi nó có những ý nghĩa vô cùng to lớn sau:
– Nâng cao về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong tổ chức cơ sở Đảng cùng với chất lượng của các cán bộ, Đảng viên:
+ Đảng có vai trò lãnh đạo toàn diện, định hướng, dẫn dắt, quyết định… các hoạt động của cơ quan, đơn vị cùng với các hoạt động của Đảng viên trong khuôn khổ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Từ những chỉ đạo của Đảng trong các buổi sinh hoạt chi bộ, đã giúp Đảng viên hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của mình.
+ Để một cuộc sinh hoạt chi bộ có chất lượng thì thường đề cập đến các khiếm khuyết, các mặt hạn chế của chính chi bộ, đơn vị, cơ quan đó, mọi vấn đề sẽ được đưa ra phân tích, làm rõ và giải quyết.
+ Qua đó, những tấm gương tích cực được tuyên dương, động viên để làm gương. Ngoài ra, những đảng viên có những sa phạm, hạn chế, hành vi tiêu cực sẽ bị phê bình và rút kinh nghiệm, khắc phục, hoàn thiện bản thân.
+ Như vậy, việc sinh hoạt chi bộ giúp các Đảng viên thay đổi, hoàn thiện bản thân hơn, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ Đảng viên, để tất cả hoặc tuyệt đại đa số đảng viên đều gương mẫu, vững vàng, có năng lực, phẩm chất tốt… từ đó sẽ góp phần quyết định vào việc xây dựng một tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
– Nâng cao về nhận thức, tự giác về việc chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định về pháp luật, chính sách cho Đảng viên từ Nhà nước.
+ Các chi bộ trong tất cả các loại hình tổ chức đều phải thực hiện nghiêm túc chế độ các chế độ sinh hoạt theo định kỳ trong Điều lệ của Đảng. Ngoài ra, Đảng viên nói riêng và tổ chức Đảng nói chung cần phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật về việc điều hành, quản lý, thực hiện nhiệm vụ về chính trị.
+ Ta thấy rằng, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn gắn với nâng cao nhận thức và ý thức tự chủ động chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước phụ thuộc vào chính điều kiện của chính mình.
+ Vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ là tác động, thúc đẩy, định hướng, giám sát và kiểm tra để cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn có ý nghĩa tạo ra động lực, phương hướng, giải pháp một cách hợp lý và hiệu quả nhất để thực hiện thành công vai trò lãnh đạo của Đàng. Từ đây, nhận thức và ý thức tự giác của mỗi đảng viên được nâng cao, tính tiên phong, gương mẫu cũng được thể hiện rõ nét.
– Hỗ trợ Đảng viên nâng cao ý thức về trách nhiệm, học tập, rèn luyện, tu dưỡng, thực hiện tốt nhiệm vụ
+ Đảng ta có 5 nguyên tắc về hoạt động, tổ chức gồm: Nguyên tắc kỷ luật tự giác đồng thời nghiêm minh; Nguyên tắc đoàn kết được thống nhất trong Đảng; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc tự phê bình, phê bình; Nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Các nguyên tắc này đều phải được mỗi Đảng viên tuân thủ thì Đảng ta mới có thể phát triển bền vững, lâu dài cũng như khăng định được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân.
+ Nâng cao về chất lượng của sinh hoạt chi bộ, theo đó mỗi Đảng viên cũng cần có sự tự ý thức nâng cao về trách nhiệm, rèn luyện, tu dưỡng học tập, giữ tính kỷ luật nghiêm túc.
+ Mỗi Đảng viên đều có tác động đến vai trò lãnh đạo của chính tổ chức Đảng, đồng nghĩa với việc Đảng viên gương mẫu thì tổ chức Đảng mới giữ vững được niềm tin của nhân dân.
+ Sinh hoạt chi bộ là một dịp để mỗi đảng viên được trải nghiệm, học tập và rèn giũa các phẩm chất. Vì thế cần xây dựng các buổi họp chi bộ hiệu quả, sáng tạo tránh sự đơn điệu, nhàm chán để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn.
+ Sinh hoạt có chất lượng chính là dịp để các đảng viên có cơ hội bộc lộ mình một cách rõ ràng, cụ thể, qua đó giúp cán bộ đảng viên phát triển và tổ chức Đảng có thể nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên và có biện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.