Rà soát hộ nghèo là hoạt động mang tính thường niên tại nước ta. Dưới đây là bài phân tích về mẫu biên bản rà soát hộ nghèo mới nhất đang áp dụng 2023.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chí xác định hộ nghèo tại nước ta:
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025. Theo đó, việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được xác định dựa trên tiêu chí chủ yếu về thu nhập. Cụ thể như sau:
– Để có thể xác định là chuẩn hộ nghèo, các cá nhân, hộ gia đình phải đảm bảo điều kiện về mức thu nhập bình quân đầu người cụ thể sau đây:
+ Đối với khu vực nông thôn: Hộ gia đình được công nhận là hộ chuẩn nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Đối với khu vực thành thị: Hộ gia đình được công nhận là hộ chuẩn nghèo khi hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Để có thể xác định là chuẩn hộ cận nghèo, các cá nhân, hộ gia đình phải đảm bảo điều kiện về mức thu nhập bình quân đầu người cụ thể sau đây:
+ Đối với khu vực nông thôn: Hộ gia đình được công nhận là hộ cận nghèo khi hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Đối với khu vực thành thị: Hộ gia đình được công nhận là chuẩn hộ cận nghèo khi hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Hộ gia đình được xác định là chuẩn hộ có mức sống trung bình khi đảm bảo điều kiện về mức thu nhập bình quân đầu người cụ thể sau đây:
+ Đối với khu vực nông thôn: Hộ gia đình có chuẩn mức sống trung bình là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
+ Đối với khu vực thành thị: Hộ gia đình có chuẩn mức sống trung bình là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thực tế, những quy định về chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo mà Nhà nước đưa ra là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.
2. Mẫu biên bản rà soát hộ nghèo mới nhất đang áp dụng 2023:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
__________________
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ THÔN/XÓM
V/v bình xét hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới
Hội nghị họp vào hồi ………. giờ. .. . phút, ngày……. tháng . .. . năm …. Địa điểm: ………
Thành phần bao gồm:………người (có danh sách).
– Đại diện Thôn, đoàn thể:
1……….
2. ………
Số hộ gia đình đại diện có mặt:………
Hộ Chủ trì: ………
Chức vụ: ………
Thư ký: ………
Nội dung họp
1. Toàn thể hội nghị nghe ông (bà) ………là Trưởng thôn thông qua kết quả cuộc rà soát hộ nghèo năm 200… của thôn (có danh sách kèm theo).
2. Các ý kiến phát biểu thảo luận (ghi lại các ý kiến phát biểu):
3. Hội nghị thống nhất kết luận:
a. Những hộ được bình xét thoát nghèo:
b. Những hộ được bình xét là hộ nghèo mới:
c. Thông qua danh sách gồm : . . ….. hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới
Hộ nghèo |
|
|
| Hộ nghèo mới | |||
STT | Họ tên chủ hộ | Mức độ khó khăn qua rà soát | Kết quả biểu quyết | STT | Họ tên chủ hộ | Mức độ khó khăn qua rà soát | Kết quả biểu quyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d. Các ý kiến chưa nhất trí và kiến nghị: (ghi rõ các ý kiến chưa nhất trí)
Hội nghị kết thúc …… giờ, ……. phút cùng ngày. Biên bản làm thành 02 bản, 01 bản lưu thôn, 01 bản lưu xã.
Thư ký Đại diện hộ dân Đại diện UBND xã Chủ trì (Trưởng thôn/tổ)
3. Tại sao cần rà soát hộ nghèo?
Tiến hành rà soát hộ nghèo giúp Nhà nước tìm hiểu, thu thập được những thông tin đúng và đủ về đời sống của người dân ở từng địa phương. Từ đó, sẽ đưa ra những phương án hỗ trợ kịp thời (chính sách hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn) để giúp nâng cao đời sống cho người dân.
Thông qua công tác rà soát hộ nghèo, Nhà nước, chính quyền địa phương sẽ nắm bắt đúng và đủ nhất hoàn cảnh, chất lượng sống của người dân. Từ đó hạn chế đến mức tối đa những trường hợp khai gian, dối trá, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước, nguồn ngân sách của cơ quan Nhà nước.
Rà soát hộ nghèo giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn có nguồn dựa nhất định về kinh tế, đảm bảo nhu cầu sống. Đây cũng là cơ sở để thúc đẩy sự đi lên, xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Chính vì những lý do này, hiện nay, công tác rà soát hộ nghèo được Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện.
4. Quy trình rà soát hộ nghèo:
Khi tiến hành rà soát hộ nghèo theo định kỳ hàng năm, cá nhân, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tuân thủ tiến hành theo các quy trình, thủ tục cụ thể nhất định sau đây:
– Bước 1: Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát
Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với thôn rà soát và lập danh sách.
Danh sách gia đình cần rà soát gồm:
+ Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát;
+ Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
– Bước 2: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình.
– Bước 3: Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát.
+ Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, đoàn thể, rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác sẽ tham gia cuộc họp.
+ Trong cuộc họp, sẽ lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát.
+ Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã).
– Bước 4: Niêm yết, thông báo công khai kết quả rà soát hộ nghèo.
+ Kết quả rà soát hộ nghèo sẽ được niêm yết công khai tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Trong thời gian niêm yết, thông báo công khai, trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát theo đúng quy trình rà soát trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại;
+ Hết thời hạn niêm yết công khai và phúc tra, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã .
– Bước 5: Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản.
– Bước 6: Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
Khi tiến hành rà soát hộ nghèo thường xuyên hàng năm, cá nhân, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tuân thủ tiến hành theo các quy trình, thủ tục cụ thể nhất định sau đây:
– Hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc giấy đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên. Trong trường hợp hộ gia đình đủ tiêu chí, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát.
Như vậy, Nhà nước đã quy định khá cặn kẽ và rõ ràng về vấn đề rà soát hộ nghèo. Quy trình này góp phần đảm bảo tính khách quan, toàn diện cho quá trình xác định hộ nghèo tại nước ta.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giao đoạn 2021 – 2025