Luật xử lý vi phạm hành chính quy định các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính sẽ bị áp dụng xử phạt hành chính theo quy định. Trong các trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà được phép giải trình thì sẽ căn cứ theo thời hạn, hình thức giải trình và theo thông báo của người có thẩm quyền mở phiên giải trình để đưa ra ý kiến đối với hành vi vi phạm đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu số 45/BB-PGTTT: Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp là mẫu biên bản giải trình trực tiếp về việc vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong mẫu biên bản phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành giải trình, thông tin người giải trình, người tổ chức giải trình và các nội dung giải trình về căn cứ pháp lý, các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm, ý kiến giải trình của người vi phạm, người đại diện.
Mẫu số 45/BB-PGTTT: Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp là mẫu biên bản giải trình trực tiếp được cơ quan có thẩm quyền lập ra với mục đích ghi chép lại nội dung, ý kiến của phiên giải trình về việc vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính giữa tổ chức, cá nhân vi phạm giữa người vi phạm và người lập phiên giải trình.
2. Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp:
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp về việc vi phạm hành chính như sau:
Mẫu số 45/BB-PGTTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……… (1)
……… (2)
Số: …………/BB-PGTTT
BIÊN BẢN
Phiên giải trình trực tiếp
Căn cứ Điều 61
Căn cứ
Căn cứ Văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày……../………/………của Ông(Bà)/Tổ chức ……..
Căn cứ Văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình của ……… (nếu có);
Căn cứ
Hôm nay, vào hồi………..giờ………..phút, ngày……../………/………
Tại: ………..
A. Người tổ chức phiên giải trình (3):…………
B. Bên giải trình (4):
Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ……….
Sinh ngày:………./………../………Quốc tịch: ………
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): ……..
Địa chỉ: ………
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số: ……
Ngày cấp: ………..Nơi cấp: ………
Nội dung phiên họp giải trình như sau:
1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt:
– Về căn cứ pháp lý:………….
– Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm: ………
– Về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm: ………..
2. Ý kiến của cá nhân/tổ chức vi phạm, người đại diện hợp pháp:…………
Phiên giải trình kết thúc vào hồi………..giờ………..phút cùng ngày, được lập thành 02 bản có nội dung, giá trị như nhau, 01 bản giao cho Bên giải trình, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính và đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị lập biên bản ghi lời khai;
(3) Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị;
(4) Ghi họ tên người vi phạm hoặc họ tên, chức vụ của đại diện tổ chức vi phạm
Chú ý: Yêu cầu những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang. Trường hợp người khai không ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do
4. Một số quy định pháp luật về giải trình trong xử phạt hành chính:
4.1. Về các trường hợp áp dụng thủ tục giải trình:
Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập
Theo đó, từ nội dung trên ta thấy không phải tất cả các trường hợp vi phạm hành chính cá nhân/tổ chức vi phạm đều có quyền giải trình mà chỉ trong một số trường hợp nêu trên mới được quyền giải trình và đối với các trường hợp được phép giải trình thì tổ chức, cá nhân tiến hành giải trình bằng hình thức văn bản hoặc trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
4.2. Về hình thức, thủ tục thực hiện quyền giải trình:
– Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong các trường hợp như sau:
Khi xem xét ra
+ Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính có hay không có vi phạm hành chính;
+ Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
+ Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trường hợp không ra
+ Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
+ Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
– Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản./.
Như vậy, đối với việc thực hiện quyền giải trình giải trình cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hạn mức quy định để tiến hành xem xét các tình tiết, nội dung mức độ vi phạm hành chính hoặc xác minh thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính hay không. Việc giải trình phải được cơ quan tiếp nhận giải trình thông báo về địa điểm và thời gian giải trình và phải lập thành biên bản.