Trong quá trình niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án thì cần được ghi chép lại bằng biên bản. Vậy mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án:
- 4 4. Một số quy định về niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án:
1. Mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án là gì?
Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; tự thi hành án của người phải thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án… Thi hành án dân sự bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.
Mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án. Mẫu nêu rõ nội dung niêm yết… Mẫu biên bản được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
Việc niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42
Mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án được cơ quan có thẩm quyền lập ra để nhằm mục đích ghi chép về việc niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án. Mẫu biên bản là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án theo quy định của pháp luật Thi hành án dân sự.
2. Mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-—————-
BIÊN BẢN
Về việc niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án
Hôm nay, vào hồi….giờ….ngày ….. tháng….năm …. tại:
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày ….. tháng … năm ….. của Tòa án
Căn cứ Quyết định thi hành án số ….. ngày….tháng….năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án …
Căn cứ
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): …., chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): …., chức vụ:
Ông (bà): …., chức vụ:
Với sự tham gia của:
Ông (bà): ……., chức vụ:
Ông (bà): ……., chức vụ:
Người làm chứng:..
Ông (bà):
Ông (bà):
Lập biên bản về việc niêm yết quyết định, văn bản về thi hành án đối với ông (bà):
Địa chỉ:
Quyết định, văn bản về thi hành án được niêm yết gồm: (tên văn bản; số, ngày, tháng, năm; cơ quan ban hành văn bản)
Thời gian niêm yết từ:
Địa điểm niêm yết:
Biên bản lập xong hồi …. giờ…. cùng ngày, lập thành …… bản, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN ………
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án:
– Ghi rõ ngày tháng năm lập biên bản niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án ;
– Phần cuối người ghi biên bản,người đại diện, chấp hành viên, người chứng kiến và ghi rõ họ tên trong biên bản
4. Một số quy định về niêm yết công khai quyết định, văn bản về thi hành án:
4.1. Các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục niêm yết công khai:
Trên cơ sở quy định tại Điều 42 Luật thi hành án dân sự quy định việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết. Do đó, trong mục này Luật Dương Gia sẽ gửi tới bạn đọc quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục niêm yết công khai.
– Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục lần lượt như sau: Đầu tiên người được nhà nước trao quyền thực hiện việc niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo, sau đó sẽ tiến hành lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến.
– Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ. Tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số: 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC,quy định về địa điểm niêm yết
Như vậy, theo quy định thì việc niêm yết công khai được thực hiện khi thuộc một trong ba điều kiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo; không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp hoặc là đối với trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó, người thực hiện việc niêm yết và địa điểm niêm yết là cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp niêm yết hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết. Việc niêm yết được thực hiện tại 3 nơi đó là:
– Trụ sở cơ quan thi hành án dân sự là nơi cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức thi hành vụ việc.
– Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo.
– Nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo.
Như vậy, kể từ thời điểm (ngày) người có thẩm quyền thực hiện việc niêm yết công khai văn bản thông báo tại những nơi theo quy định trên, thì ngày đó được coi là ngày đương sự được thông báo.
4.2. Việc niêm yết công khai văn bản thông báo:
Theo cách hiểu thông thường thì niêm yết là dán lên để báo việc gì đó cho công chúng biết. Như vậy, việc niêm yết thông báo về thi hành án là việc dán (treo) văn bản thông báo lên một vị trí nhất định để thông báo cho công chúng biết về nội dung văn bản thông báo. Theo đó thì “Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết” được hiểu là thông báo phải được dán (treo) ở các nơi quy định trong thời gian 10 ngày, sau đó thì có thể được gỡ xuống, không phải dán nữa.
Quy định trách nhiệm bảo quản văn bản được niêm yết, tại Điều 18 Nghị định số 29/2015/ NĐ-CP, ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng đã quy định cụ thể như sau:
– Việc thụ lý công chứng
– Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
– Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
– Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế.
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết
Cơ sở pháp lý:
–