Trong một số trường hợp, nhà xưởng có thể bị niêm phong để nhằm mục đích phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt khác. Dưới đây là mẫu biên bản niêm phong nhà xưởng mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản niêm phong nhà xưởng mới nhất:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, niêm phong là một trong những hoạt động quan trọng để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Niêm phong là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, được thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện phù hợp nhằm mục đích giữ nguyên trạng thái đồ vật và các loại giấy tờ tài liệu có liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Hoạt động niêm phong thông thường bao gồm:
– Đóng kín đồ vật;
– Thu thập tài liệu, giữ nguyên hiện trạng;
– Niêm phong cửa;
– Niêm phong một căn phòng;
– Dán giấy, tem có đóng dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhằm mục đích giữ nguyên tình trạng.
Có thể hiểu một cách đơn giản, niêm phong tài sản là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đóng dấu, in dấu, dán tem, đóng dấu giáp lai trên hồ sơ, tài liệu, giấy tờ, đồ vật, vật chứng, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích không cho phép sự tùy tiện sử dụng, tiêu hủy những đồ vật đó, phục vụ cho quá trình ra quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, khi nhà xưởng liên quan trực tiếp đến một vụ án bất kỳ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể ra quyết định niêm phong nhà xưởng đó theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án. Có thể tham khảo mẫu biên bản niêm phong nhà xưởng như sau:
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— …, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN
Niêm phong niêm nhà xưởng
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …
Tại: …
1. Chúng tôi gồm:
(1) … Chức vụ: …
(2) … Chức vụ: …
2. Ông (bà), tổ chức bị cưỡng chế: …
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): …
Địa chỉ: …
Mã số thuế: …
3. Với sự chứng kiến của:
Ông (bà): …
Quốc tịch: …
Địa chỉ: …
Nghề nghiệp: …
Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số: … ngày cấp … nơi cấp …
4. Số tài sản bị kê biên niêm phong gồm: ….
5. Số tài sản bị kê biên trên đã giao cho ông (bà)/tổ chức: … thuộc đơn vị … chịu trách nhiệm coi giữ và bảo quản
Biên bản kết thúc vào hồi …. giờ … ngày … tháng …. năm …. Biên bản được lập thành … bản; mỗi bản gồm … trang; có nội dung và có giá trị như nhau. Đã giao cho … 01 (một) bản. Lưu hồ sơ … bản.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng nhất trí ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …
NGƯỜI BỊ CƯỠNG CHẾ (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI COI GIỮ, BẢO QUẢN (Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI NIÊM PHONG (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Khi nào được niêm phong hoặc mở niêm phong tài sản?
Niêm phong là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án của cơ quan tố tụng. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 127/2017/NĐ-CP, có quy định cụ thể về vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong. Theo đó, mọi vật chứng sau khi thủ tục bắt buộc phải được niêm phong, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Vật chứng là động vật, vật chứng là thực vật sống;
– Vật chứng là giấy tờ tài liệu được đưa vào thành phần hồ sơ vụ án;
– Vật chứng thuộc các loại tài sản màu hồng, khó bảo quản;
– Các loại vật chứng khác được cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhận thấy không cần thiết phải thực hiện thủ tục niêm phong.
Theo đó, nhà xưởng không thuộc một trong những trường hợp nêu trên, vì vậy hoàn toàn có thể niêm phong để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên trên thực tế, theo quy định của pháp luật hiện nay thì chưa có bất kỳ điều luật, văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về thành phần niêm phong, vì vậy tùy vào từng trường hợp khác nhau để thực hiện thủ tục niêm phong trên thực tế. Tuy nhiên, khi niêm phong tài sản cần phải đảm bảo tính cẩn thận, chính xác, công khai và minh bạch, trên niêm phong bắt buộc phải ghi rõ số lượng, đặc tính, các loại đặc điểm khác của đồ vật niêm phong, cần phải có chữ ký của người tiến hành thủ tục niêm phong, bị can/bị cáo, các đương sự/thân nhân của đương sự, cần phải có người chứng kiến hoặc đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã. Quá trình niêm phong bắt buộc phải được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của người tham gia vào hoạt động niêm phong tài sản. Đồng thời, niêm phong cũng cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP, nguyên tắc cần phải tuân thủ bao gồm:
(1) Nguyên tắc niêm phong. Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép thực hiện thủ tục niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ cho hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử hoặc hoạt động thi hành án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Niêm phong hoặc mở niêm phong vật chứng bắt buộc phải đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục, trình tự, hình thức, đảm bảo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định cụ thể tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP. Đồng thời cần phải đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội, đảm bảo tính nguyên vẹn của các loại vật chứng.
(2) Người tổ chức thực hiện thủ tục niêm phong, mở niêm phong cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, thủ trưởng/phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cấp trưởng/cấp phó/cán bộ điều tra công tác và làm việc trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử, giai đoạn thi hành án, là những chủ thể có quyền niêm phong, mở niêm phong tài sản.
(3) Người tham gia niêm phong bao gồm một số người nhất định. Trong đó bao gồm người làm chứng, đại diện chính quyền xã nơi thực hiện thủ tục niêm phong vật chứng, người liên quan đến hoạt động niêm phong vật chứng, đại diện của cơ quan/tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ/trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong, người bào chữa.
(4) Người tham gia mở niêm phong cũng bao gồm một số người nhất định. Trong đó bao gồm người liên quan đến thủ tục niêm phong, người đại diện của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vật chứng được niêm phong, người bào chữa trong trường hợp xét thấy cần thiết, người đại diện của chính quyền địa phương nơi thực hiện thủ tục mở niêm phong vật chứng trong trường hợp cần thiết, đại diện của cơ quan quản lý vật chứng được niêm phong trong trường hợp vật chứng đó được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.
3. Vi phạm quy định về niêm phong tài sản bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về niêm phong tài sản hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật hình sự năm 2015 trong trường hợp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ. Theo đó, người nào được giao nhiệm vụ giữ, quản lý các loại tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc bật chuẩn bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa thực hiện một trong những hành vi sau đây thì có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bao gồm:
– Thực hiện hành vi phá hủy niêm phong, giải tỏa việc niêm phong tài khoản tuy nhiên không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, cất giấu, đánh tráo/tiêu hủy tài sản bị kê biên.
Đồng thời, khung hình phạt tăng nặng có thể được áp dụng đó là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Biện pháp xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 127/2017/NĐ-CP niêm phong, mở niêm phong vật chứng;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
THAM KHẢO THÊM: