Niêm phong đề thi là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng để đảm bảo tính bảo mật của đề thi, là nhiệm vụ và trách nhiệm của hội đồng thi, hoạt động này tạo ra sự vô tư và khách quan trong các kỳ thi. Dưới đây là mẫu biên bản niêm phong, mở niêm phong đề thi, bài thi có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản niêm phong, mở niêm phong đề thi, bài thi:
Biên bản niêm phong, mở niêm phong đề thi, bài thi là một trong những văn bản quan trọng, xác nhận sự nguyên vẹn của đề thi phải đảm bảo tính vô tư và khách quan trong các kỳ thi phải có sự chứng kiến của toàn bộ giám thị coi thi. Thủ tục kiểm tra bị đựng đề còn nguyên vẹn, nguyên tem niêm phong trước khi phát đề thi là một thủ tục bắt buộc và là thủ tục đầu tiên trong các kỳ thi. Có thể tham khảo mẫu biên bản niêm phong, mở niêm phong đề thi, bài thi như sau:
1.1. Mẫu biên bản niêm phong đề thi, bài thi:
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường … | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– …, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN NIÊM PHONG ĐỀ THI, BÀI THI
Căn cứ Quyết định số … của … về việc niêm phong tài liệu,
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …
Tại phòng … Hội đồng coi kiểm tra trường …
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện Hội đồng thi trường …:
+ Ông (bà) … chức vụ …
+ Ông (bà) … chức vụ …
+ Ông (bà) … chức vụ …
+ Ông (bà) … chức vụ …
2. Tiến hành niêm phong các đề thi sau …
Đề thi sau khi niêm phong được giao cho … quản lý.
Việc niêm phong đề thi hoàn thành hồi … giờ…..ngày …
Biên bản niêm phong đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận.
THƯ KÝ (Ký, ghi rõ họ tên) | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
1.2. Mẫu biên bản mở niêm phong đề thi, bài thi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN MỞ NIÊM PHONG ĐỀ THI, BÀI THI
Vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …
Tại phòng thi: …
Trước sự chứng kiến của tất cả các thí sinh của phòng thi và 2 thí sinh đại diện gồm:
Họ tên thí sinh 1: …
Họ tên thí sinh 2: …
Cán bộ coi thi thứ nhất tiến hành mở túi đề thi môn: …
Tình trạng túi đề thi trước khi mở: Còn nguyên niêm phong
Thí sinh số 01 (ký, ghi rõ họ tên) | Thí sinh số 02 (ký, ghi rõ họ tên) | Cán bộ coi thi 1 (ký, ghi rõ họ tên) | Cán bộ coi thi 2 (ký, ghi rõ họ tên) |
2. Bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi như thế nào?
Vấn đề bảo quản đề thi là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời đại đề cao giáo dục như hiện nay. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, có quy định cụ thể về vấn đề bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi. Theo đó:
– Đề thi và bài thi cần phải được bảo quản cẩn thận trong các ngăn tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi cần phải được bảo đảm chắc chắn, cần phải được khóa riêng, niêm phong đầy đủ (tức là phải có dán nhãn niêm phong, nhãn niêm phong cần phải có đầy đủ chữ ký của Trưởng điểm thi, thanh tra và công an), chìa khóa sẽ phải do Trưởng điểm thi cất giữ. Khi niêm phong bắt buộc phải có sự chứng kiến của những người ký nhãn niêm phong, trong quá trình niêm phong thì cần phải lập biên bản ghi rõ thời gian mở niêm phong, lý do mở niêm phong và tình trạng niêm phong;
– Khu vực bảo quản đề thi, khu vực bảo quản bài thi của thí sinh cần phải có công an bảo vệ, trực liên tục 24h trong ngày, đồng thời cần phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. Phòng bảo quản đề thi, bảo quản bài thi phải được bảo đảm an toàn, an ninh chắc chắn, đảm bảo không có đối tượng xâm nhập trái phép, cần phải gắn các thiết bị camera giám sát ghi hình các hoạt động trong phòng liên tục 24h trong ngày, cần phải có công an bảo vệ và trực liên tục trong khoảng thời gian 24h trong ngày, đồng thời cần phải có thêm một Phó trưởng điểm thi là người của trường phổ thông không có thí sinh dự thi tại điểm thi đó trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu giữ tại điểm thi. Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng bảo quản đề thi, phòng bảo quản bài thi của Phó trưởng điểm thi sẽ được tính bắt đầu kể từ thời điểm kết thúc công việc của buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thì hôm sau;
– Việc mở túi đề thi, phát đề thi cho thí sinh cần phải được thực hiện tại phòng thi theo đúng thời gian, đúng bài thi, đúng môn thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo;
– Đề thi dự bị sẽ chỉ được sử dụng khi có yêu cầu và ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo cấp quốc gia.
Theo đó thì có thể nói, đối chiếu theo quy định nêu trên, bắt buộc phải có một Phó trưởng điểm thi là người của trường trung học phổ thông không có thí sinh dự thi tại điểm thi đó trực tại phòng bảo quản đề thi trong suốt thời gian đề thi đó được lưu giữ. Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng bảo quản đề thi của Phó trưởng điểm thi sẽ được tính bắt đầu kể từ thời điểm kết thúc công việc của buổi thi cuối ngày thi trước kéo dài đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi hôm sau.
3. Việc bảo quản đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông là trách nhiệm của bộ phận nào?
Tại Điều 17 của Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định về hội đồng ra đề thi. Trong đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi được quy định như sau:
– Tổ chức hoạt động soạn thảo, hoạt động thẩm định, hoạt động tinh chỉnh đề thi, hướng dẫn chấm, hướng dẫn đáp án, thang điểm của đề chính thức và đề dự bị;
– In/sao đề thi đúng quy định của pháp luật, in đề thi đủ số lượng theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền đó là Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; tiến hành hoạt động đóng gói và niêm phong, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi gốc cho Tổ vận chuyển và bàn giao đề thi của Ban chỉ đạo cấp quốc gia;
– Bảo đảm tuyệt đối bí mật, bảo đảm an toàn đề thi, tham gia vào quá trình hướng dẫn chấm, đưa ra đáp án và thang điểm trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi;
– Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ra
Theo đó thì có thể nói, hội đồng ra đề thi sẽ cần phải có các trách nhiệm và quyền hạn nêu trên. Bên cạnh đó, chủ tịch hội đồng ra đề thi cần phải có trách nhiệm điều hành toàn bộ quá trình ra đề thi theo nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng ra đề thi, chịu trách nhiệm trước bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hội đồng ra đề thi theo quy định của pháp luật. Các thành viên trong hội đồng ra đề thi cần phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo phân công, hoặc theo ủy nhiệm của chủ tịch Hội đồng ra đề thi.
Vì vậy, trách nhiệm bảo quản đề thi sẽ thuộc về hội đồng ra đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 và Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
THAM KHẢO THÊM: