Khi bên tổ chức đấu giá và bên có tài sản đấu giá đã hoàn thành xong cuộc đấu giá, hai bên cần thanh lý hồ sơ đấu giá, trong quá trình này hai bên sẽ giao nhận hồ sơ đấu giá, việc này cần sự ghi chép lại của biên bản nhận hồ sơ đấu giá.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nhận hồ sơ đấu giá là gì?
Mẫu biên bản nhận hồ sơ đấu giá là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc nhận hồ sơ đấu giá của bên nhận hồ sơ, biên bản có nội dung ghi rõ thông tin tài sản, loại giấy tờ nhận, số lượng, bản chính hay bản sao …..
Mục đích của biên bản nhận hồ sơ đấu giá: biên bản này nhằm mục đích ghi nhận quá trình làm việc, giao nhận hồ sơ của hai bên, nội dung biên bản là bằng chứng cho quá trình giao nhận được hai bên xác nhận và ký tên.
Biên bản nhận hồ sơ đấu giá là biên bản thể hiện sự chuyển giao hồ sơ giữa các bên đấu giá với nhau sau khi đã hoàn thành xong tất cả các thủ tục và thực hiện việc thanh lý hồ sơ. Thông qua đó, hai bên thực hiện việc giao nhận hồ sơ, kiểm tra các loại giấy tờ giao nhận, biên bản giúp quá trình giao nhận được thực hiện một cách rõ ràng hơn.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ lưu giữ hồ sơ và chịu trách nhiệm trong việc sử dụng hồ sơ.
2. Mẫu biên bản nhận hồ sơ đấu giá:
SỞ TƯ PHÁP …………… TTDV BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————————- |
BIÊN BẢN NHẬN HỒ SƠ
Tài sản (nhà số): ………….
STT | Loại giấy tờ | Số lượng | Ghi chú | |
Bản chính | Bản sao | |||
– Giấy chứng nhận sở hữu nhà – Tờ khai chuyển dịch + bản nộp thuế trước bạ. – Bản vẽ hiện trạng vị trí nhà. – Giấy phép hợp thức xây dựng. – Bản đồ hiện trạng vị trí đất. – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. – Biên lai nộp tiền sử dụng đất. – Quyết định của – Biên bản kê biên, định giá tài sản. – Quyết định thi hành án. – Quyết định cưỡng chế thi hành án. – Quyết định bán tài sản để thi hành án. – Các giấy tờ liên quan khác. – v.v…… |
……….., ngày…tháng…năm… | |
Bên giao hồ sơ (Ký tên, đóng dấu) | Bên nhận hồ sơ (Ký tên, đóng dấu) |
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Về hình thức, biên bản cần đáp ứng các yêu cầu về hình thức bắt buộc cần có, Quốc hiệu tiêu ngữ là phần bắt buộc đối với mọi loại biên bản, tên biên bản cần ghi rõ tóm tắt nội dung của biên bản, ở đây ghi rõ tên hồ sơ đấu giá được bàn giao.
Nội dung của biên bản là phần liệt kê các giấy tờ có trong hồ sơ giao nhận, cần liệt kê đúng và đủ số lượng giấy tờ, bản sao, bản chính, ghi chú đối với các loại giấy tờ nếu có.
Phần ký nhận của hai bên là bắt buộc, thể hiện sự xác nhận của hai bên về việc giao nhận chính xác hồ sơ đấu giá.
4. Những quy định liên quan đến hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản:
Điều 33 Luật đấu giá 2016 quy định về Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản như sau:
“1. Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này.
2. Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không
4. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định của Luật này, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
6. Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
b) Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
c) Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
d) Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
đ)Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.”
5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản được quy định tại Điều 24 Luật đấu giá
Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
– Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật này;
– Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;
– Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
– Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
– Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
– Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
– Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;
– Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
– Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
– Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
– Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
– Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
– Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;
– Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
– Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
– Luật đấu giá 2016