Việc bàn giao hiện vật bảo tàng hiện nay được quy định rất chặt chẽ. Dưới đây là mẫu biên bản nhận hiện vật của bảo tàng mới nhất?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nhận hiện vật của bảo tàng mới nhất?
Mẫu số 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013 /TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BBGN-….. |
BIÊN BẢN GIAO, NHẬN HIỆN VẬT
Hôm nay, ngày ……. tháng …….. năm ………, tại ……….,
Chúng tôi gồm có:
1. BÊN GIAO HIỆN VẬT
Tên (tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ:
Điện thoại: – Fax:
Đại diện là ông/bà (hoặc người được ủy quyền):
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Giấy CMND: Số ……….. ngày cấp ……../……./…… nơi cấp ……
2. BÊN NHẬN HIỆN VẬT
Tên bảo tàng nhận hiện vật:
Địa chỉ:
Điện thoại: – Fax:
Đại diện là ông/bà:
Chức vụ:
Điện thoại:
Chúng tôi đã tiến hành giao, nhận hiện vật với nội dung cụ thể như sau:
a) Danh mục hiện vật giao, nhận:
STT | Tên hiện vật | Số TT trong Danh sách hiện vật dự kiến sưu tầm | Tình trạng của hiện vật | Ảnh | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | |||||
… |
b) Hồ sơ, tài liệu liên quan đến hiện vật kèm theo gồm:
– ….
2. CAM KẾT CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU:
Bên giao tự nguyện cam kết những nội dung sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về những thông tin liên quan trong Biên bản này;
b) Đồng ý bán/hiến tặng/chuyển giao hiện vật, đã liệt kê trên đây, cho Bảo tàng …….. theo nội dung các điều khoản đã cam kết/ký kết.
c) Cam kết những hiện vật trên là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật; hiện không có bất kỳ tranh chấp, khiếu kiện nào;
d) Tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu những hiện vật đã liệt kê trên cho Bảo tàng …… sở hữu vĩnh viễn.
Biên bản được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau: Bên giao giữ … bản; Bên nhận giữ … bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO Chức vụ (nếu có) (Ký tên, đóng dấu) (nếu có) Họ và tên | ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) (nếu có) Họ và tên |
2. Quy trình tiếp nhận hiện vật do cá nhân, tổ chức hiến tặng hoặc chuyển giao cho bảo tàng như thế nào?
Hiện vật được hiểu là những bằng chứng vật chất về con người, môi trường sống của con người, thiên nhiên mà mang tính lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, khoa học. Hiện vật được bảo tàng sưu tầm, tiếp theo sẽ hoàn thiện hồ sơ về khoa học cũng như pháp lý, cuối cùng hiện vật đó sẽ trở thành hiện vật bảo tàng.
Căn cứ Điều 9 Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL quy định về quy trình tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng hoặc chuyển giao cho bảo tàng thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện khảo sát, nghiên cứu, thu thập thông tin:
Tổ chức sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu, thu thập thông tin về hiện vật của tổ chức, cá nhân có dự định hiến tặng hoặc chuyển giao hiện vật cho bảo tàng.
Bước 2: Lập danh sách hiện vật dự kiến sưu tầm được (theo mẫu số 1).
Bước 3: Tiến hành lựa chọn hiện vật có đủ tiêu chí theo quy định. Việc này sẽ do Hội đồng khoa học tổ chức xem xét, lựa chọn.
Bước 4: Tiến hành lập kế hoạch tiếp nhận hiện vật được hiến tặng hoặc chuyển giao trình Giám đốc bảo tàng hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 5: Tiếp nhận hiện vật, tài liệu có liên quan đến nguồn gốc hiện vật, quyền sở hữu và bản quyền đối với hiện vật (nếu có) từ chủ sở hữu hiện vật.
Sau đó lập Biên bản bàn giao, nhận hiện vật (theo mẫu số 03).
Bước 6: Đối với tổ chức, cá nhân đã hiến tặng hoặc chuyển giao hiện vật cho bảo tàng sẽ thực hiện thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Bước 7: Cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ sưu tầm hiện vật theo quy định của bảo tàng đó.
3. Nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật của bảo tàng có từ đâu?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL, nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật của bảo tàng sẽ có từ những nguồn sau:
(1) Nguồn ngân sách của nhà nước.
(2) Nguồn vốn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
(3) Từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng với mục đích sưu tầm hiện vật.
Lưu ý:
– Việc quyết định mức kinh phí tối đa Giám đốc bảo tàng được quyết định để mua 01 hiện vật sẽ do Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
4. Hiện vật được sưu tầm qua những phương thức nào?
(1) Phương thức thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc thu thập hiện vật tại thực địa:
– Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá trữ lượng hiện vật tại địa điểm dự kiến khai quật khảo cổ.
– Thực hiện xin giấy phép khai quật khảo cổ theo quy định.
– Tiến hành khai quật khảo cổ.
– Thực hiện chỉnh lý hiện vật.
– Thực hiện lập phiếu hiện vật cho các hiện vật khai quật được theo quy định.
– Bảo tàng ở trung ương có trách nhiệm phối hợp với bảo tàng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi khai quật khảo cổ bảo quản hiện vật khai quật được, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc giao hiện vật khai quật được cho bảo tàng ở trung ương và bảo tàng cấp tỉnh nơi khai quật nếu như bảo tàng quốc gia hoặc bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, hoặc bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương tổ chức khai quật khảo cổ để sưu tầm hiện vật.
– Tiếp nhận hiện vật được giao và sau đó lập hồ sơ sưu tầm hiện vật.
(2) Phương thức mua hiện vật cho bảo tàng:
– Tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin về hiện vật.
– Thương thảo với chủ sở hữu của hiện vật.
– Lên danh sách hiện vật dự kiến sưu tầm.
– Thực hiện lập dự án hoặc kế hoạch mua hiện vật trình Giám đốc bảo tàng hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Lựa chọn hiện vật đáp ứng đủ các tiêu chí sau khi trình Hội đồng khoa học của bảo tàng hoặc trình Hội đồng thẩm định mua hiện vật.
– Quyết định việc mua hiện vật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc mua hiện vật.
– Tiến hành mua hiện vật.
(3) Sưu tầm hiện vật theo các phương thức khác:
– Tiến hành trao đổi hiện vật theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận, được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ quản bảo tàng và tuân thủ quy định hiện hành về quản lý tài sản nhà nước.
– Sưu tầm hiện vật thông qua phương thức mua hiện vật tại các phiên đấu giá thực hiện theo quy định về việc mua hiện vật cho bảo tàng cũng như tuân theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Lưu ý:
Với trường hợp sưu tầm hiện vật đặc biệt:
– Sưu tầm hiện vật đặc biệt gồm: mua khẩn cấp hiện vật quý hiếm; được tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân hiến tặng, chuyển giao hiện vật đặc biệt quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế đặc biệt lớn; mua hiện vật có giá mua đặc biệt lớn.
– Việc sưu tầm hiện vật đặc biệt này sẽ do Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng thực hiện trên cơ sở có đề nghị của Giám đốc bảo tàng hoặc các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập.