Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm, mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm mới nhất. Các biểu mẫu nhắc nhở vi phạm đối với người lao động trước khi kỷ luật/sa thải.
Văn hóa tại nơi làm việc là một trong những thành tố quan trọng để xây dựng một tập thể kỷ luật và làm việc hiệu quả. Xây dựng nội quy công ty là một chuẩn mực cơ bản cho mỗi nhân viên thực hiện. Đó vừa là một biện pháp ngăn ngừa cũng là căn cứ để tiến hành xử lý những hành vi vi phạm. Khi xử lý những hành vi vi phạm, người sử dụng lao động phải căn cứ vào nội quy công ty, thỏa ước lao động hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã được thỏa thuận giữa các bên.
Khi nhân viên xảy ra vi phạm, đặc biệt là những lỗi nghiêm trọng hoặc đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không rút kinh nghiệm thì ban quản lý sẽ lập biên bản xử lý. Tùy vào vụ việc mà người vi phạm thực hiện mà hình thức xử lý cũng khác nhau. Đối với môi trường lao động thường là nhắc nhở và cảnh cáo. Việc lập biên bản là thủ tục bắt buộc khi xử lý kỷ luật, đảm bảo cho việc đối chứng nếu xảy ra các vấn đề phát sinh về sau.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm:
- 2 2. Mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm:
- 3 3. Hướng dẫn cách lập biên bản nhắc nhở vi phạm:
- 4 4. Một số quy định pháp luật về cảnh cáo vi phạm:
1. Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
MẪU BIÊN BẢN NHẮC NHỞ VI PHẠM
(Về việc vi phạm kỷ luật)
Hôm nay, vào lúc…giờ, ngày….tháng…năm tại …
Bên lập biên bản:
– Tên người lập biên bản:…
– Đơn vị:…
– Chức vụ:…
Bên bị lập biên bản:
– Tên người bị lập biên bản:…
– Đơn vị:…
– Chức vụ:…
Biên bản được lập với những nội dung sau:
- Thời gian xảy ra vụ việc:…
- Địa điểm xảy ra vụ việc:…
- Nội dung vi phạm:…
- Thiệt hại (nếu có):…
- Tang vật thu được (nếu có):…
- Ý kiến bên bị lập biên bản:…
- Xác nhận của bên lập biên bản:…
Biên bản này được lập thành hai bản. Bên lập biên bản giữ một bản, bên bị lập biên bản lập biên bản giữ.
Người lập biên bản | Người bị lập biên bản | Người chứng kiến | Ban lãnh đạo |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN CẢNH CÁO VI PHẠM
(Về việc vi phạm kỷ luật)
Tên nhân viên vi phạm:…
Chức vụ:…
Phòng ban:…
Ngày xảy ra vi phạm:…
Địa điểm xảy ra vi phạm:…
Hình thức vi phạm:…
Thiệt hại xảy ra (nếu có):…
Tang vật thu được (nếu có):…
Cảnh cáo trước đó
Nhắc nhở | Bằng văn bản | Thời gian | Người lập biên bản | |
Cảnh cáo lần 1 | ||||
Cảnh cáo lần 2 | ||||
Cảnh cáo lần 3 |
Người lập biên bản trình bày sự việc:…
Ý kiến của nhân viên vi phạm:
?- Đồng ý với trình bày của người lập biên bản
?- Không đồng ý với trình bày của người lập biên bản
Lý do không đồng ý:…
Hình thức xử phạt
??? Nhắc nhở | ? Cảnh cáo | ? Theo dõi | ?Đình chỉ | ? Sa thải | ? Khác |
Kết luận:….
Nhân viên bị cảnh cáo đã được nghe, xác nhận biên bản này và không có ý kiến gì thêm.
Người lập biên bản | Người bị lập biên bản | Người chứng kiến | Ban lãnh đạo |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn cách lập biên bản nhắc nhở vi phạm :
Thứ nhất, xác định chủ thể có quyền được phép lập biên bản. Đó có thể là quản lý cấp trên hoặc người được ủy quyền.
Thứ hai; đối với xử phạt do vi phạm kỉ luật thì lập văn bản phải bằng văn bản hành chính, không có việc xử lý người vi phạm chỉ bằng hình thức miệng;
Thứ ba; đảm bảo về mặt nội dung trình bày khách quan, đúng sự thật, không thêm hoặc bớt. Cần lắng nghe ý kiến của người vi phạm, những người có mặt vào lúc hành vi xảy ra;
Thứ ba; ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản;
Thứ tư; thông tin của người vi phạm kỷ luật: họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc;
Thứ năm, thiệt hại xảy ra phải ghi chính xác, cần ghi lại phần thiệt hại bằng hình ảnh nếu có thể;
Thứ sáu; nếu có chứng cứ cần bảo quản cẩn thận đưa về nơi có thẩm quyền để xem xét xử lý;
Thứ bảy; là kết luận của người có thẩm quyền về vụ việc;
Cuối cùng là chữ ký của các bên có liên quan: người lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng, ban quản lý. Cần đóng dấu của công ty.
4. Một số quy định pháp luật về cảnh cáo vi phạm:
4.1. Cảnh cáo vi phạm là gì? Biên bản cảnh cáo vi phạm là gì?
– Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, xử lý hình sự…
– Biên bản cảnh cáo vi phạm là biên bản được lập ra khi trong công ty hay doanh nghiệp có sự vi phạm kỷ luật của người lao động.
4.2. Trường hợp nào thì áp dụng hình thức cảnh cáo vi phạm?
4.2.1. Cảnh cáo trong xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 22
Đây là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp.
4.2.2. Cảnh cáo trong xử lý kỉ luật lao động:
Trong lĩnh vực lao động, khiển trách, cảnh cáo là hình thức kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật.
Hình thức này chủ yếu mang tính nhắc nhở đối với người lao động nên thường được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu và ở mức độ nhẹ. Khi xử lý kỷ luật đối với người lao động ở hình thức này, người sử dụng lao động có thể khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Pháp luật lao động không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật nào sẽ bị xử lý ở hình thức này mà thường được quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị. Thời hạn chấp hành kỷ luật hình thức khiển trách là 3 tháng. Sau 3 tháng chấp hành, người lao động sẽ được xóa kỷ luật.
4.2.3. Cảnh cáo trong xử lý hình sự:
Theo điểm a khoản 1 Điều 32, Điều 34 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, theo đó, cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Tội phạm ít nghiêm trọng ở đây được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Trong pháp luật hình sự, hình phạt cảnh cáo cũng là hình phạt nhẹ nhất đối với người phạm tội, về cơ bản nó chỉ có tác động về mặt tâm lý, tinh thần đối với người kết án, chính vì vậy nó chỉ được áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, hình phạt này không áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội.
Trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
4.2.4. Cảnh cáo trong xử lý kỷ luật Đảng viên:
Ngoài hình thức cảnh cáo trong xử lý hành chính, hình sự, lao động phổ biến nói trên thì trong hoạt động của Đảng, hình thức cảnh cáo cũng được áp dụng khi Đảng viên mắc vi phạm.
Khoản 4 Điều 2 Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; hình thức kỷ luật đối với đảng viên dự bị gồm: Khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, cảnh cáo là một trong những hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng là 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.