Trong hoạt động của ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Trong các hoạt động đó, xuất hiện biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định là gì? Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định được dùng để làm gì?
- 2 2. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định:
- 4 4. Quy định pháp luật về hạch toán, kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
1. Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định là gì? Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định được dùng để làm gì?
Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định là văn bản do đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập ra khi thực hiện nghiệm thu, giao nhận tài sản cố định, được lập khi có tài sản cố định mới đưa vào sử dụng hoặc điều chuyển tài sản cố định cho đơn vị khác. Đây chính là là căn cứ để giao nhận tài sản cố định và kế toán lập Thẻ tài sản cố định, ghi Sổ tài sản cố định, sổ kế toán có liên quan khác.
Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định được dùng để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định. Trong biên bản thể hiện các nội dung như: thông tin về các bên giao nhận, thông tin nghiệm thu, thông tin tài sản giao nhận…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ——- | |
Đơn vị: …… |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày … tháng … năm …
Số: …
Nợ: …
Có: …
Căn cứ Quyết định số ……. ngày … tháng … năm … về việc bàn giao TSCĐ
Hôm nay vào hồi … giờ, ngày …. tháng …. năm …. tại …. đã tiến hành nghiệm thu … giao nhận TSCĐ ….
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện bên giao
– Ông (bà) ….. chức vụ ……
– …
2. Đại diện bên nhận
– Ông (bà) …. chức vụ …
– ……
Địa điểm giao nhận TSCĐ …..
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
STT | Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ | Số hiệu TSCĐ | Nước sản xuất (XD) | Năm sản xuất | Năm đưa vào sử dụng | Công suất (diện tích thiết kế) | Tính nguyên giá TSCĐ | Tài liệu kỹ thuật kèm theo | ||||
Giá mua (Giá thành sản xuất) | Chi phí vận chuyển | Chi phí chạy thử | … | Nguyên giá TSCĐ | ||||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | E |
Cộng | X | X | X | X | X |
DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT | Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng | Đơn vị tính | Số lượng | Giá trị |
A | B | C | 1 | 2 |
Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) | Bên nhận Trưởng phòng Kế toán (Ký, họ tên) | Người nhận (Ký, họ tên) | Bên giao Đại diện (Ký, họ tên) |
Ghi chú:
– Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ được lập khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác, là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán lập Thẻ TSCĐ, ghi Sổ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan khác.
– Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một thời điểm nhiều tài sản cùng loại và do cùng một đơn vị giao có thể lập chung một Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ.
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định:
Ghi tên đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tiến hành nghiệm thu, giao nhận tài sản đơn vị
Ghi ngày tháng năm lập biên bản
Ghi số biên bản
Ghi thông tin về quyết định về việc bản giao tài sản cố định
Ghi giờ, phút, ngày tháng năm tiến hành nghiệm thu và giao nhận tài sản
Ghi tên, chức vụ của đại diện bên giao và bên nhận tài sản cố định
Ghi địa điểm giao nhận tài sản cố định
Ghi các thông tin về tài sản giao nhận như: tên, ký hiệu, quy cách, số hiệu của tài sản cố định; nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, công suất, tính nguyên giá tài sản cố định,….
Ghi các dụng cụ, phụ tình kèm theo
Cuối đơn các thủ trưởng đơn vị, trưởng phòng Kế toán, người nhận, đại diện bên giao ký đầy đủ họ tên.
4. Quy định pháp luật về hạch toán, kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Thông tư số 35/2019/TT- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hạch toán, kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định những nội dung sau về hạch toán, kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Các cơ quan tiến hành hoạt động hạch toán, kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại đơn vị bao gồm: Vụ Tài chính- Kế toán, Cục Quản trị, Sở Giao dịch, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Quản trị, Chi cục Công nghệ thông tin, Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế ODA, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thực hiện hạch toán trên hệ thống
Tài sản cố định bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất sử dụng cho hoạt động của NHNN. Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn là có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên và nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà NHNN đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên và nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình.(Khoản 1 Điều 4)
Nguyên tắc theo dõi, hoạch toán đối với tài sản cố định được quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 5 của Thông tư, cụ thể như sau:
– Mỗi tài sản cố định phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Khi phát sinh việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa phải thực hiện theo dõi theo từng tài sản cố định.
– Khi nhập tài sản cố định, trường hợp tài sản cố định là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian trích khấu hao khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó thì đơn vị NHNN phải phân loại theo mỗi bộ phận tài sản đó, mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
-Mỗi tài sản cố định phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định | = | Nguyên giá của tài sản cố định | – | Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định |
– Đối với những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, đơn vị NHNN phải thực hiện theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
Nguyên tắc hạch toán kế toán (Khoản 2 Điều 5)
– Việc theo dõi và hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị NHNN được thực hiện trên Hệ thống phần mềm kế toán. Các đơn vị NHNN thực hiện hạch toán kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán theo sổ tay hướng dẫn vận hành Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN. Các thành viên tham gia quy trình hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, vật liệu tại các đơn vị NHNN phải tuân thủ quy định về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.
Chứng từ, sổ kế toán trong hoạt động kế toán được quy định tại Khoản 2 Điều 8 như sau:
Kế toán tài sản cố định sử dụng các chứng từ, sổ kế toán chủ yếu sau:
– Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định (Phụ lục 03)
– Biên bản thanh lý tài sản cố định (Phụ lục 04)
– Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Phụ lục 05)
– Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Phụ lục 06)
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Phụ lục 07)
– Thẻ tài sản cố định (Phụ lục 08)
– Sổ tài sản cố định (Phụ lục 09)
– Bảng kê trích khấu hao tài sản cố định (Phụ lục 10)
– Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Phụ lục 11)
– Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 12)
– Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 13)
– Bộ hóa đơn, chứng từ tài sản cố định của nhà cung cấp.