Khi tiến hành tư vấn giám sát, để đảm bảo tính xác thực và ghi nhận sự việc, sự kiện đã diện ra, kỹ sư phải tiến hành lập biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát là gì?
Biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát là văn bản do cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn giám sát lập với nội dung cơ bản là dựa trên các tài liệu thực tế và kết luận các nội dung trong hạng mục thi công công trình.
Biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát được dùng để ghi chép các sự kiện, sự việc thực tế, làm cơ sở chứng minh hoạt động đã diễn ra và tiếp thu các kết luận trong biên bản để cải thiện quá trình thi công công trình.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-
……. , ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU TƯ VẤN GIÁM SÁT
Gói thầu số …: Giám sát thi công ………
1.Đối tượng nghiệm thu:
Gói thầu số …: Giám sát thi công công trình …………..
2.Thành phần nghiệm thu
a.Đại diện chủ đầu tư:
Họ tên:
Chức vụ:
Họ tên:
Chức vụ:
b.Đại diện đơn vị tư vấn giám sát
Họ tên:
Chức vụ:
c.Đại diện đơn vị phụ trách thiết kế:
Họ tên:
Chức vụ:
d.Đại diện đơn vị thi công:
Họ tên:
Chức vụ:
3.Thời gian tiến hành nghiệm thu:
Bắt đầu: ……. Ngày …… tháng …… năm ……
Kết thúc: …… ngày ……. Tháng …… năm …….
Tại: ………….
4.Đánh giá hạng mục:
a. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi được phê duyệt
-Bản vẽ số: …..
-Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:
Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng:
Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan
b. Nội dung nghiệm thu:
Chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt:
Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất: …..
Kiểm định chất lượng, số lượng thiết bị công nghệ: …..
……..
Các khối lượng đã thực hiện theo thiết kế:
Các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế:
Các thay đổi trong khi thi công đã được phê duyệt:
Các khối lượng chưa được kiểm tra nghiệm thu:
c. Các ý kiến khác nếu có
5.Kết luận:
Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành dự án để đưa vào sử dụng
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản nghiệm thu này.
NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu)
NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất mẫu biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát:
Biên bản nghiệm thu tư vấn là một biên bản mang tính chuyên môn, gắn với lĩnh vực xây dựng. Nội dung cơ bản của biên bản này là thành phần nghiệm thu, đối tượng nghiệm thu, thời gian tiến hành nghiệm thu, đánh giá hạng mục và kết luận. Các nội dung này cần được ghi chép thực tế, khách quan và chính xác.
Cuối biên bản, các chủ thể liên quan phải ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề về tư vấn giám sát:
Tư vấn giám sát là hoạt động của của nhà thầu giám sát thực hiện các công việc giám sát thi công công trình theo nội dung hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư.
Quy định về giám sát công trình được quy định tại Điều 120 Luật Xây dựng, cụ thể:
– Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
– Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và
+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
Các nội dung giám sát là các nội dung bắt buộc, thực hiện theo hợp đồng với nhà đầu tư và phù hợp với các dự án xây dựng cụ thể. Việc giám sát đảm bảo khách quan là trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân nhằm chắc chắn rằng hình thành nên một công trình vững chắc, đúng kỹ thuật.
Trong việc giám sát thi công công trình xây dựng, chủ đầu tư có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 121 Luật Xây dựng:
Thứ nhất, chủ đầu tư có các quyền sau:
– Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
– Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
– Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
– Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
– Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;
– Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
– Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;
– Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
– Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Trên cơ sở nghĩa vụ của chủ đầu tư, Điều 122 Luật Xây dựng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát như sau:
Một là, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
– Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;
– Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và
– Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
– Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
– Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Hai là, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
– Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
– Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
– Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
– Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
– Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
– Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Việc trao quyền cho các chủ thể là điều hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh các cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội do Luật Xây dựng điều chỉnh càng nhiều. Nhà đầu tư và nhà thầu giám sát là hai chủ thể đặc trưng, có mối quan hệ khăng khít, sự hoạt động của nhà thầu giám sát phát sinh dựa trên hợp đồng được ký kết với nhà đầu tư, và kết quả công trình của nhà đầu tư phụ thuộc vào hiệu suất làm việc hiệu quả của tư vấn giám sát. Do đó quy định về nghiệm thu tư vấn giám sát nói riêng, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể nói chung là điều hoàn toàn hợp lý.