Mẫu Biên bản Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng là gì?
Mẫu Biên bản Thanh lý hợp đồng là mẫu biên bản dùng để Sau khi thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng thì hai bên phải thông báo cho nhau kết quả. Khi đó, phải lập Biên bản thanh lý hoặc biên bản chấm dứt Hợp đồng.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(Thanh lý Hợp đồng ……… số…….)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2015.
– Căn cứ vào Hợp đồng (1) ………
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ………., tại …………., chúng tôi gồm:
BÊN ………….: (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông: …………….. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……… cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Bà: …………………………………. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………… do …………… cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: ………..
BÊN ………………: (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Ông: …………..Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………. do ……….. cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Bà: ………….. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……… do ……………………. cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: …………
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này để thực hiện việc thanh lý Hợp đồng …………… theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Ngày ……….., hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng ……………
Do ………… nên các bên quyết định lập Văn bản thanh lý Hợp đồng ..……… nói trên.
2. Bằng việc lập và ký Văn bản thanh lý Hợp đồng này, chúng tôi chính thức tuyên bố: Hợp đồng……… sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi chúng tôi ký vào Văn bản thanh lý Hợp đồng này.
ĐIỀU 2
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Việc thanh lý Hợp đồng nói trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.
Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp đồng và cam kết không khiếu nại gì sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng này;
Chúng tôi đã đọc và đồng ý với nội dung Văn bản thanh lý Hợp đồng này, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào Văn bản này làm bằng chứng.
Văn bản này được lập thành …..(….) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản.
Bên A
(ký, ghi rõ họ tên)
Bên B
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– Khi thực hiện biên bản này, người soạn cần dựa vào những điều khoản được quy định trong pháp luật. Đồng thời căn cứ vào quy định của pháp luật với những khoản trích dẫn từ hợp đồng chính.
– Hai thông tin đó sẽ giúp người soạn biên bản đảm bảo tính chính xác của nội dung.
– Bên cạnh đó, trong khi soạn biên bản này, người soạn thảo cũng cần chú ý đến lối hành văn. Nên sử dụng câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh lối diễn đạt vòng vo. Biên bản này cần được trình bày rõ ràng, tinh tế và đầy đủ.
– Đặc biệt trong biên bản này cần phải có đầy đủ các điều khoản có trong hợp đồng. Đó là các điều khoản mang tính ràng buộc mà hai bên đã ký kết và thực hiện.
– Cần phải liệt kê lại các điều khoản đó để đảm bảo độ chính xác cho biên bản thanh lý. Hơn nữa, việc liệt kê lại các điều khoản đã ký cũng giúp biên bản chặt chẽ hơn. Tránh các trường hợp kiện tụng phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng.
4. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Điều kiện để thanh lý hợp đồng được quy định như sau:
Hiện nay không có văn bản nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật theo quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”
Ngoài ra, căn cứ vào định nghĩa có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Thông thường trên thực kế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng, hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên để ghi nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.
Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.
Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng kinh tế là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Căn cứ theo như trên thì Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng sẽ giúp người làm giấy tờ giảm thiểu lượng công việc hành chính. Thay vì phải thực hiện hai văn bản riêng biệt thì chỉ cần thực hiện một văn bản duy nhất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Nên nếu bạn là người soạn thảo hợp đồng thì cần cân nhắc và lựa chọn đúng loại văn bản để sử dụng trong trường hợp chính xác.