Khi tiếp nhận phần mềm để sử dụng từ phía phụ trách thiết kế, đơn vị sử dụng phải tiến hành nghiệm thu nhằm xác định chính xác loại phần mềm, chất lượng và xem xét báo cáo với nhà thiết kế những lỗi kỹ thuật để sửa chữa và thể hiện trong biên bản nghiệm thu phần mềm.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu phần mềm là gì?
Biên bản nghiệm thu phần mềm dùng để ghi chép lại nội dung nghiệm thu, là căn cứ chứng minh nguồn gốc của phần mềm, sự chuyển giao phần mềm giữa nhà thiết kế và đơn vị sử dụng. Hơn nữa, biên bản nghiệm thu phần mềm cũng là cơ sở để nhà thiết kế buộc phải sửa chữa các lỗi phát sinh trong phần mềm đã được đơn vị sử dụng phát hiện.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu phần mềm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
……., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU PHẦN MỀM
Đối tượng nghiệm thu:
Phần mềm ……..
1.Thành phần nghiệm thu
a. Đại diện đơn vị được quản lý, sử dụng phần mềm:
Họ tên:
Chức vụ:
b.Đại diện đơn vị phụ trách thiết kế:
Họ tên:
Chức vụ:
2.Thời gian tiến hành nghiệm thu:
Bắt đầu: ……. Ngày …… tháng …… năm ……
Kết thúc: …… ngày ……. Tháng …… năm …….
Tại: ………….
3.Đánh giá hạng mục:
1.Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
Phiếu yêu cầu nghiệm thu của đơn vị sử dụng phần mềm
Hồ sơ thiết kế phần mềm và những thay đổi được phê duyệt
2.Nội dung nghiệm thu:
Môi trường kiểm tra:
Dữ liệu dùng để kiểm tra:
Các tính năng của phần mềm: cài đặt hệ điều hành, các hệ thống cần thiết khác, cài đặt hệ thống trên các máy tính vật lý hoặc máy ảo, tiến hành sao lưu toàn bộ hệ thống thành file ảnh để có thể phục hồi lại trạng thái ban đầu khi cần …..
Thiết kế các kịch bản kiểm thử (một chuỗi các tình huống kiểm thử có quan hệ với nhau) nhằm kiếm thử các tính huống sử dụng xác định.
Xác định lỗi: là lỗi hay không phải lỗi, lỗi đã xảy ra chưa, lỗi do yếu tố nào mang lại, lỗi có thường xuyên không …..
…….
Xem xét lại các kết quả kiểm tra để có được kết quả chính xác, đáng tin cậy
7.Các ý kiến khác nếu có
8.Kết luận:
Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành phần mềm để đưa vào sử dụng
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản nghiệm thu này.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất mẫu biên bản nghiệm thu phần mềm:
Trước hết, người lập biên bản ghi ngày tháng năm lập biên bản, tên phần mềm tiến hành nghiệm thu.
Tiếp đến, phải ghi đầy đủ thông tin (tên, chức vụ) người thuộc thành phần đoàn nghiệm thu (bao gồm đại diện bên thiết kế và đại diện đơn vị sử dụng phần mềm)
Xác định rõ thời gian (phút, giờ, ngày tháng năm) và địa điểm tiến hành nghiệm thu.
Đánh giá hạng mục, người lập biên bản chú ý căn cứ vào thực tế trao đổi giữa hai bên, tài liệu do bên thiết kế cung cấp để viết chi tiết, chính xác các nội dung.
Cuối biên bản, đại diện hai bên ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Các vấn đề về sản xuất, sử dụng phần mềm:
Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
Vì phần mềm là sản phẩm đòi hỏi trí tuệ khả năng ứng dụng của phần mềm cao, nó giải quyết được tất cả những khó khăn mà con người có thể gặp phải, góp phần nâng cao hoạt động quản lý, xử lý công việc, ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sông, do đó quá trình sản xuất sản phẩm phần mềm đòi hỏi phải cực kỳ chặt chẽ, cụ thể tại Điều 3, Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phần phần mềm đáp ứng quy trình nêu rõ:
Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:
– Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
-Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
– Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
– Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; kiểm thử bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
– Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả sản phẩm phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm phần mềm (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); đóng gói sản phẩm phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
– Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: chuyển giao (trọn gói sản phẩm hoặc quyền sử dụng sản phẩm dưới dạng cho thuê); hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm (trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói); triển khai cài đặt sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng trong trường hợp chuyển giao trọn gói hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ trong trường hợp cho thuê sản phẩm phần mềm); đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); kiểm tra sản phẩm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; sửa lỗi sản phẩm phần mềm sau bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo hành sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo trì sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ).
– Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như bán, cho thuê, phân phối, phát hành sản phẩm phần mềm tự sản xuất.
Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau, tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện, ví dụ: Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu: Mô tả ý tưởng về phương thức phát triển sản phẩm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; mô tả đề xuất, kết quả khảo sát, kết quả làm rõ, hoàn chỉnh yêu cầu đối với sản phẩm; mô tả phân tích chi tiết nghiệp vụ; mô tả yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm; mô tả nội dung tư vấn điều chỉnh quy trình; biên bản thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, mô tả khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
Có thể thấy rằng, việc sản xuất phần mềm đúng quy trình sẽ quyết định đến chất lượng phần mềm, các đơn vị tiếp nhận hoàn toàn yên tâm với một phần mềm được chuyển giao khi đáp ứng được tiêu chuẩn, được sản xuất dựa trên một quy trình chung do pháp luật quy định.