Sau khi hoàn thành hạng mục điện dân dụng trong công trình xây dựng, chủ nhà thầu, chủ đầu tư và chủ ti công mảng điện dân dụng sẽ nghiệm thu và ghi nhận vào biên bản nghiệm thu điện trong cong trình xây dựng đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu phần điện công trình xây dựng là gì?
Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó đưa ra đánh giá công trình có đạt chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.
Mẫu biên bản nghiệm thu phần điện công trình xây dựng là mẫu biên bản để ghi nhận lại thành phần tham gia nghiệm thu phần điện của công trình gồm chủ đầu thư, nhà thầu, tư vấn giám sát và đơn vị thi công. Biên bản được công nhận khi có đầy đủ chữ ký của những người tham gia nghiệm thu tại công trình.
2. Biên bản nghiệm thu phần điện công trình xây dựng:
Nội dung biên bản nghiệm thu phần điện công trình xây dựng như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
……, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN NGHIỆM THU PHẦN ĐIỆN
(Số:…/BB-…)
TÊN CÔNG TRÌNH: …
ĐỊA ĐIỂM: …
Đối tượng nghiệm thu:
Phần điện nhà ở, công trình
Thành phần tham gia nghiệm thu:
CHỦ ĐẦU TƯ: ……
Đại diện bởi Ông/bà: …… Chức vụ: …
NHÀ THẦU: ……
Đại diện bởi Ông/bà: ……. Chức vụ: …
TƯ VẤN GIÁM SÁT: ……
Đại diện bởi Ông/bà: …… Chức vụ: ……
ĐƠN VỊ THI CÔNG, THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN: ……
Đại diện bởi Ông/bà: …… Chức vụ: ……
Thời gian nghiệm thu
Bắt đầu lúc….giờ…phút, ngày….tháng …..năm…..
Kết thúc vào …giờ….phút, ngày ……tháng…năm….
Tại: ………
Đánh giá về phần điện
Dựa vào các tiêu chí sau đây:
– Các căn cứ để tiến hành nghiệm thu phần điện;
– Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn điện;
– Chất lượng của thiết bị điện;
– Các tiêu chí đánh giá khác(nếu có).
Kết luận
– Xác nhận phần điện đạt hay không đạt;
– Cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, khắc phục vấn đề gì;
– Đồng ý hay không đồng ý cho đơn vị thi công triển khai các giai đoạn tiếp theo của công trình;
– Các kết luận khác(nếu có)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
ĐƠN VỊ THI CÔNG, LẮP ĐẶT, THIẾT KẾ ĐIỆN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Biên bản nghiệm thu phần điện công trình xây dựng:
– Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu phần điện công trình xây dựng
– Thời gian lập biên bản
– Đối tượng nghiệm thu: Phần điện của công trình
– Thành phần nghiệm thu
– Thời gian nghiệm thu
– Đánh giá về phần điện đã thực hiện
– Kết luận
4. Quy định về nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng:
Phần điện thuộc vào bộ phận của công trình xây dựng, Vì vậy, Căn cứ vào Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau:
Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình có thể được đặt ra khi các bộ phận công trình này bắt đầu chịu tác động của tải trọng theo thiết kế hoặc phục vụ cho việc thanh toán khối lượng hay kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Căn cứ để nghiệm thu bao gồm các tài liệu như quy định đối với nghiệm thu công việc xây dựng tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này và các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan tới giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình được nghiệm thu.
3. Chủ đầu tư, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, tổng thầu và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu.
4. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung: đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có); chữ ký, tên và chức danh của những người tham gia nghiệm thu. Biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục có liên quan.
Việc nghiệm thu phần điện công trình được thực hiện bởi các bên đã được thống nhất giữa chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan. Khi tiến hành nghiệm thu cần phải có phiếu nghiệm thu công trình, các biên bản được lập ra làm căn cứ nghiệm thu. Người nghiệm thu phần điện sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể mạng điện sau đó kiểm tra đường đi của dây điện rồi đưa ra kết quả nghiệm thu
Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đã được thống nhất giữa chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan;
b) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;
c) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có);
d) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
đ) Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan;
e) Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm có liên quan;
g) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Kiểm tra công việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường;
b) Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế;
c) Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường;
d) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế;
đ) Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu được, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải nêu rõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công trình.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
b) Người trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình hoặc của nhà thầu phụ đối với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
c) Đối với các hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư có thể chứng kiến công tác nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu khi cần thiết.
Dựa vào các nội dung nêu trên có thể thấy quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng, nghiệm thu để kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Người thực hiện nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu biên bản nghiệm thu phần điện công trình, hướng dẫn lập biên bản và quy định về nghiệm thu giai đoạn, bộ phận thi công công trình!