Khi hoàn thành việc phá dỡ công trình thì cần lập biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình và cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình là gì?
– Phá dỡ công trình là việc nhà thầu tiến hành đập phá toàn bộ những gì thuộc về công trình cũ để xây dựng nên công trình mới.
– Nghiệm thu là quy trình thẩm định, thu nhận, kiểm tra dự án sau khi xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động.
– Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình là văn bản ghi chép lại quá trình nhà thầu (hoặc đơn vị phá dỡ công trình) thực hiện việc phá dỡ công trình, trong đó nêu rõ thành phần các bên tiến hành nghiệm thu, khối lượng, chất lượng của các sản phẩm ở các hạng mục,…
Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình được sử dụng trong thi công phá dỡ công trình xây dựng giúp đảm bảo đầy đủ chứng từ cần thiết khi báo cáo thuế cũng như đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thi công. Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình có thể nói là văn bản không thể thiếu sau khi kết thúc quá trình thi công phá dỡ bởi lẽ nó góp phần đánh giá một cách tổng quan những công việc, hạng mục được hoàn thành do bên phá dỡ thực hiện,… nhằm đảm bảo quyền lợi cho hai bên khi báo cáo thuế.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————–
(Địa danh), ngày….tháng…..năm…
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH
Tên công trình hoặc hạng mục công trình cần phá dỡ:……….
Thuộc Dự án hoặc Thiết kế kỹ thuật – Dự toán:……..
Được phê duyệt theo Quyết định số …./200…/QĐ-ĐĐBĐ ngày … tháng ..năm 200.. của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc cơ quan chủ đầu tư (nếu được phần cấp).
– Chủ đầu tư công trình:
– Đơn vị thi công:
Các bên tiến hành nghiệm thu:
– Đại diện chủ đầu tư: (nêu rõ họ tên và chức vụ)
– Đại diện bên thi công: (nêu rõ họ tên và chức vụ)
Các bên lập
1. Công tác thi công công trình: (nêu rõ tên các công đoạn đã thi công).
2. Các bên đã xem xét các văn bản và các sản phẩm sau đây:
a. Các văn bản:
– Báo cáo Tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công phá dỡ công trình
– Báo cáo kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình sản phẩm của đơn vị thi công;
– Báo cáo thẩm định chất lượng công trình sản phẩm của chủ đầu tư;
– Báo cáo giám sát thi công, quản lý chất lượng công trình sản phẩm của chủ đầu tư hoặc Báo cáo kiểm tra kỹ thuật, xác nhận khối lượng và chất lượng sản phẩm của đơn vị hợp đồng với chủ đầu tư (nếu có);
– Hồ sơ nghiệm thu của đơn vị thi công;
– Báo cáo xác nhận việc sửa chữa của chủ đầu tư hoặc của đơn vị hợp đồng với chủ đầu tư (nếu có);
– Biên bản giao nộp sản phẩm hoặc phiếu nhập kho đối với sản phẩm (nếu có).
b. Khối lượng, mức khó khăn và chất lượng các sản phẩm của các hạng mục công việc đã thẩm định:
STT | Hạng mục công việc | Đơn vị tính | Thiết kế KT – DT phê duyệt | Thi công | |||
Mức KK | Khối lượng | Mức KK | Khối lượng | Chất lượng | |||
1 | (Nêu cụ thể tên các hạng mục công việc | ||||||
2 |
3. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu kiểm tra nghiệm thu, các bên xác nhận những điểm sau đây:
a. Về thời gian thực hiện công trình:
Bắt đầu: Ngày … .. tháng … năm ..
Kết thúc: Ngày …… tháng … năm ..
b. Về khối lượng đã hoàn thành:(nêu cụ thể tên các hạng mục công việc)
c. Về chất lượng: (nêu kết luận chung về chất lượng của các hạng mục công việc đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu kỹ thuật theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đã được duyệt .
– Chấp nhận để tồn tại: (nếu có)
– Chất lượng sản phẩm: Không đạt yêu cầu nhưng vẫn chấp nhận (nếu có)
d. Sản phẩm giao nộp: Cần kết luận về mức độ đầy đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng theo quy định của Quy phạm và của Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình đã được phê duyệt. Hoặc chất lượng, hiện trạng mặt bằng sau khi đã hoàn thành việc tháo dỡ đã đúng cam kết ban đầu.
đ. Mức độ khó khăn: Cần nêu cụ thể mức độ khó khăn của từng hạng mục công việc hoặc chấp nhận mức độ khó khăn theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đã được duyệt
e. Về những thay đổi trong quá trình thi công so với thiết kế:(nếu có)
– Chấp nhận để tồn tại: (nếu có)
– Về khối lượng phát sinh (nếu có)
– Về việc thay đổi thiết kế đã được duyệt ….(nếu có)
4. Kết luận:
– Chấp nhận nghiệm thu các sản phẩm với khối lượng hoàn thành nêu ở mục 2.b
– Chấp nhận loại khó khăn của các hạng mục công việc: (cần nêu cụ thể mức độ khó khăn của từng hạng mục công việc hoặc chấp nhận mức độ khó khăn theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đã được duyệt).
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Ghi rõ chức vụ)
(ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ghi rõ chức vụ)
(ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình:
Mẫu biên bản phá dỡ công trình xây dựng bao gồm những nội dung sau:
– Ghi rõ đại diện bên thi công và chủ đầu tư công trình (họ tên, chức vụ)
– Ghi rõ các hạng mục thi công, quy trình và những vướng mắc khi thi công (bên thi công)
– Ghi rõ thời gian thực hiện, khối lượng hoàn thành, chất lượng (chủ đầu tư đánh giá)
– Ghi rõ những thay đổi trong quá trình thi công
– Đại diện của các bên ký và ghi rõ họ tên
Lưu ý
– Tùy vào số đơn vị tham gia vào dự án mà cần đến số biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình khác nhau. Mỗi bên cần giữ 2 bản và có sư đồng ý, xác nhận đóng dấu của các bên tham gia vào dự án.
Ví dụ: có 4 đơn vị tham gia vào dự án phá dỡ công trình bao gồm: chủ sở hữu công trình, đơn vị thầu thi công phá dỡ công trình, đơn vị nhận thầu lại, đơn vị tư vấn giám sát thi công phá dỡ công trình, thì cần phải có 8 bản nghiệm thu phá dỡ công trình: trong đó chủ đầu tư 2 bản, đơn vị thầu chính 2 bản, đơn vị thi công nhận thầu lại 2 bản, tư vấn giám sát 2 bản.
4. Các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng:
Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;
– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật xây dựng;
Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
– Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.
5. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng:
Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
– Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ;
– Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết định không kịp thời hoặc quyết định trái với quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình và cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này của Công ty Luật Dương Gia. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 19006568 để được giải đáp sớm nhất!