Nghiệm thu lợp mái tôn là mẫu đơn được dùng khá phổ biến hiện nay. Khi tiến hành nghiệm thu lợp mái tôn thì cần phải lập mẫu biên bản nghiệm thu lợp mái tôn. Vậy mẫu biên bản nghiệm thu lợp mái tôn là gì và khi soạn thảo cần lưu ý những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu lợp mái tôn là gì?
Mẫu biên bản nghiêm thu lợp mái tôn là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành nghiệm thu lợp mái tôn. Mẫu biên bản nêu rõ các thông tin về thiết bị nghiệm thu, thành phần nghiệm thu, đánh giá..
Mẫu biên bản nghiệm thu lợp mái tôn được dùng để ghi lại quá trình nghiệm thu lợp mái tôn. Biên bản nghiệm thu lợp mái tôn là cơ sở để đánh giá về chất lượng lợp mái tôn.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu lợp mái tôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
….………., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN SỐ ………………….
NGHIỆM THU LỢP MÁI TÔN
CÔNG TRÌNH NHÀ Ở…….
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu: (1)
Lợp mái tôn cho công trình nhà ở……..
Địa chỉ: …
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: (2)
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình lợp mái tôn cho nhà ở tại……………..của Chủ đầu tư
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng mái tôn cho công trình nhà ở………………..
(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).
3. Thời gian nghiệm thu: (3)
Bắt đầu:……. ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc: …….. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: ………
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện: (4)
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Đơn xác nhận đã hoàn thành công trình lợp mái tôn của người phụ trách công trình tại đường…………..
– Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu
– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8053 : 2009 về tiêu chuẩn tấm lợp dạng
b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị
Chất lượng mái lợp: Bạn có thể mua những sản phẩm mái tôn chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín hay những thương hiệu đã được khẳng định về chất lượng.
Độ vững chắc của khung đỡ: Khung đỡ giúp đảm bảo độ bền và an toàn cho sản phẩm và trong quá trình sử dụng.
Độ hoàn thiện của công trình: Thông thường yếu tố này được người dùng chú ý hơn cả bởi đây là yếu tố quyết định công trình có thể sử dụng tốt hay không.
Độ an toàn và độ tiện dụng của công trình.
c) Các ý kiến khác nếu có……………
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
1. Kết luận: (5)
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên thiết bị/ cụm thiết bị được nghiệm thu
(2): Điền thành phần trực tiếp nghiệm thu
(3): Điền thời gian nghiệm thu
(4): Điền đánh giá công việc xây dựng
(5): Điền kết luận
4. Quy định tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8053:2009:
– Yêu cầu thông gió
Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào và thoát ra để tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.
Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12 m.
– Yêu cầu cách nhiệt
Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.
– Yêu cầu cách âm
Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.
– Yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất
Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm. Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên, phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có thành phần chính là acrylic ở bề mặt chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.
– Yêu cầu về an toàn, bền điều kiện thời tiết tự nhiên
– Yêu cầu về an toàn: Các thử nghiệm thích hợp được mô tả trong tiêu chuẩn sẽ chỉ ra đặc tính của các sản phẩm xét ở khía cạnh an toàn, môi trường và độ bền.
– Khả năng chống tốc mái do gió
Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2 đối với các độ dốc lớn hơn 15 %.
Khả năng chống tốc mái do gió, Ru, được tính bằng Niutơn trên một mét vuông mái, được xác định bằng công thức:
Ru = [giá trị được xác định theo (8.1) của TCVN 8052-2:2009 ] x N x 0,8
trong đó: 0,8 là hệ số cho công trình có hình dạng bình thường.
– Yêu cầu chống cháy
Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm lợp và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.
– Bảo dưỡng
Phải có thiết kế chỉ dẫn bảo dưỡng mái để duy trì các đặc tính chung của sản phẩm lợp sử dụng vào mái.
– Phụ kiện: Thiết kế chỉ dẫn lắp đặt mái cần đề cập chi tiết về các phụ kiện và cách lắp đặt phù hợp cho việc lợp mái.
– Cố định: Phần chỉ dẫn lắp đặt của tiêu chuẩn này cần đề cập đến các phương pháp cố định tương ứng phù hợp với mái dốc và vòm cuốn.
– Hướng dẫn lắp đặt
– Chỉ dẫn chung: Cần nêu rõ các đặc trưng hình học, khối lượng và các thông số kỹ thuật của sản phẩm dùng để lợp mái trong phần hướng dẫn lắp đặt của sản phẩm.
– Bố trí kết cấu đỡ tấm lợp (gỗ/ kim loại)
Phải định rõ loại (các loại) khung phù hợp với sản phẩm dùng để lợp mái.
+ Khung gỗ
– Phạm vi khối lượng riêng của các loại gỗ cho phép đối với mỗi loại chốt phải được đề xuất.
– Mức biến dạng cực đại cho phép của đòn tay để có thể định vị chính xác (tiếp xúc toàn phần) tấm lợp mái.
+ Khung kim loại
Phạm vi độ dày của đòn tay cho phép đối với mỗi loại chốt phải được nêu rõ.
– Chốt cố định
Phải cung cấp các thông số kỹ thuật của tất cả các loại chốt được đề xuất để cố định sản phẩm trên mái, gồm:
– Đặc trưng hình học (hình dạng và kiểu loại);
– Vật liệu;
– Giải pháp ngăn không cho nước lọt qua chốt;
– Độ kéo rách của tấm lợp gây ra bởi đầu chốt được tính bằng daN/đơn vị sản phẩm;
– Độ kéo rách của chốt khi gắn vào khung (gỗ) được đề xuất, tính bằng daN/đơn vị sản phẩm.
– Liên kết tấm lợp
Để cố định tấm lợp mái một cách vững chắc, cần xem xét kỹ các thông tin sau đây:
– Độ dốc tối thiểu;
– Phạm vi các độ dốc và các phần chờm lên nhau của các tấm lợp (theo chiều dọc và theo chiều ngang);
– Khoảng cách giữa hai đòn tay;
– Số lượng các chốt trên mỗi mét vuông và vị trí của chúng trên sản phẩm lợp mái;
– Khả năng chống tốc mái do gió (được tính theo TCVN 8052-2:2009 ).
– Các phụ kiện lợp mái
Cần thể hiện rõ các thông số kỹ thuật cũng như hướng dẫn lắp đặt các chi tiết sau đây:
– Rìa mái đầu hồi và rìa kết thúc mái;
– Nóc mái;
– Các khe mái hay các mối nối mái;
– Các tấm lợp trong suốt có chức năng là các phụ kiện (nhỏ hơn 10 % diện tích).
– Hướng dẫn chi tiết và ứng dụng điển hình
– Nóc mái và đỉnh hồi: Thiết kế mái phải chỉ rõ cách lắp đặt các chi tiết nóc mái và đỉnh hồi.
– Độ đua của mái: Thiết kế mái phải định rõ mức đua tối đa được phép của mái.
– Rìa mái: Thiết kế mái phải chỉ rõ cách lắp đặt các chi tiết rìa mái
– Ứng dụng điển hình
+ Quy định chung
Thiết kế mái cần chỉ rõ khả năng ứng dụng điển hình cho các vòm tunen (mái cuốn) với sản phẩm lợp mái và các chi tiết tương ứng.
+ Quy định cụ thể
Các thiết kế điển hình, các chi tiết cấu tạo, yêu cầu lắp đặt có thể tham khảo tại phụ lục.
– Những yêu cầu khác
– An toàn lao động trên mái
+ Đi lại trên mái: Chỉ nên đi lại trên mái trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện việc bảo dưỡng mái và các công việc có liên quan. Nên sử dụng tấm ván được chèn cố định hay dùng thang được đặt vững chắc và được đỡ bởi các tay đòn của mái để làm phương tiện đi lại trên mái.
+ Quy định an toàn: Thiết kế mái phải có các quy định về an toàn có thể áp dụng khi lắp đặt tấm lợp.
– Bảo dưỡng mái: Cần đề xuất những yêu cầu dưới đây nhằm chỉ dẫn cho việc bảo dưỡng mái:
– Dọn sạch các mảnh vụn trên mái;
– Duy trì hệ thống thoát nước mưa trong tình trạng hoạt động tốt;
– Duy trì các bộ phận của công trình như máng nước, cụm ống khói trong tình trạng hoạt động tốt;
– Duy trì sự làm việc của mái và hệ thống thông gió trong tình trạng tốt.
– Kiểm tra chất lượng lợp mái: Mái lợp có đủ các biên bản nghiệm thu sau đây là mái lợp đạt yêu cầu chất lượng:
– Có biên bản nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật (đầu vào) của tất cả các cấu kiện và phụ kiện (các chi tiết kết cấu thanh mái) bảo đảm chúng đã tuân thủ các yêu cầu lắp đặt của tiêu chuẩn.
– Có biên bản nghiệm thu về kích thước hình dạng mái, độ dốc mái và các chi tiết kiến trúc khác… bảo đảm chúng đã tuân thủ đúng thiết kế kiến trúc.
– Có biên bản nghiệm thu mặt phẳng tổng thể của một diện mái vào (không thể mái vòm tuynen) đo bằng phương pháp căng dây các chiều song song và chéo (hoặc bằng nivô, hoặc máy kiểm tra mặt phẳng) trên bề mặt diện tích mái kiểm tra. Kết quả điểm vồng và võng lớn nhất cho phép không vượt quá ± 20 mm (giá trị (+) ứng với điểm vồng; giá trị (-) ứng với điểm võng).