Nghiệm thu là một hoạt động quan trọng sau khi đã hoàn thành hạng mục xây lắp công trình nào đó. Hoạt động nghiệm thu của các chủ thể Đại diện Ban Quản Đầu tư và Xây dựng, Đại diện Nhà thầu Tư vấn Giám, Đại diện Đại diện Ủy ban nhân dân huyện (nếu có mời),.... cần phải lập biên bản để ghi nhận lại hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp là gì?
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp là văn bản ghi chép lại những thông tin về các chủ thể tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp và diễn biến của hoạt động nghiệm thu đó. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp phải được công khai và được xác nhận bởi các chủ thể lập biên bản và tiến hành nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp.
4. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÁC HẠNG MỤC XÂY LẮP
(Áp dụng cho thi công xây lắp công trình cống)
Công trình: ….
Hạng mục: ……
Địa điểm xây dựng: ……….
1. Đối tượng nghiệm thu: …….(Ghi rõ tên các bộ phận được nghiệm thu)…….
2. Thành phần nghiệm thu:
2.1/ Thành phần trực tiếp nghiệm thu
Đại diện Ban Quản Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi
– Ông: ….. Chức vụ: …..
– Ông: ……… Chức vụ: …..
Đại diện Nhà thầu Tư vấn Giám sát (nếu thuê Tư vấn giám sát)…
– Ông: …… Chức vụ: ……
– Ông: …….. Chức vụ: ……
Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế: ….
– Ông: ……….. Chức vụ: ……..
– Ông: ……. Chức vụ: ..
Đại diện Nhà thầu thi công: …
– Ông: ……. Chức vụ: …..
– Ông: ……. Chức vụ: …..
2.2/ Các đơn vị khách mời (nếu có mời):
Đại diện Đơn vị Quản lý, khai thác: …
– Ông: …….. Chức vụ: …..
– Ông: ……. Chức vụ: ……
Đại diện Đại diện UBND huyện (nếu có mời): ….
– Ông: …… Chức vụ: ….
– Ông: ……. Chức vụ: …….
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: ……..giờ……ngày……tháng…..năm……
Kết thúc: ……..giờ……ngày……tháng…..năm…..
Tại công trình: ……..
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a. Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
– Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng.
– Các biên bản nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng.
– Hồ sơ hoàn công bộ phận công trình xây dựng do nhà thầu lập đã được cá bộ giám sát ký xác nhận.
b. Về chất lượng công việc xây dựng, lắp đặt cơ khí cửa cống:
(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng, lắp đặt cơ khí cửa cống có đạt hay không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng)
c. Các ý kiến khác nếu có:
5. Kết luận: (cần ghi rõ các nội dung sau)
– Chấp nhận (hay không chấp nhận) công tác xây lắp các hạng mục từ cao trình …….. trở xuống và lắp đặt cơ khí cửa cống để tiến hành phá đê quây thông nước qua cống (hoặc tích nước vào cống đảm bảo ổn định trong mùa mưa bão).
– Các sai sót còn tồn tại cần phải sửa chữa và thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa trước khi phá đê quây thông nước qua cống (hoặc tích nước vào cống).
BAN QLĐT VÀ XDTL 10
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN GIÁM SÁT
(nếu có; Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ, KHAI THÁC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN UBND HUYỆN…….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp:
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp phải ghi rõ cụ thể tên công trình, hạng mục, địa điểm xây dựng, đối tượng nghiệm thu ( ghi rõ tên các bộ phận được nghiệm thu). Phần tiếp theo của biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp là phần thông tin của các chủ thể tham gia nghiệm thu và chức vụ của họ. Ngoài ra còn có đơn vị khách mời nếu có mời.
Trong biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp phải có các nội dung khác nhau như:
Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
– Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng.
– Các biên bản nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng.
– Hồ sơ hoàn công bộ phận công trình xây dựng do nhà thầu lập đã được cán bộ giám sát ký xác nhận.
Về chất lượng công việc xây dựng, lắp đặt : Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng, lắp đặt có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng. :
Kết luận: (cần ghi rõ các nội dung sau)
– Chấp nhận (hay không chấp nhận) công tác xây lắp các hạng mục
– Các sai sót còn tồn tại cần phải sửa chữa và thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa.
Cuối biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp là sự xác nhận của các chủ thể nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây lắp.
4. Quy định về an toàn công trình dầu khí trên đất liền:
Công trình dầu khí trên đất liền bao gồm: công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; nhà máy chế biến và lọc hóa dầu; công trình khí; công trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí và các công trình khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí trên đất liền.
4.1. Công tác phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn công trình dầu khí trên đất liền:
+ Các công trình dầu khí phải được thiết kế, xây dựng, vận hành, sửa chữa theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế và không trái với quy định pháp luật Việt Nam để đảm bảo việc phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy hiểm về cháy nổ.
+ Tổ chức, cá nhân phải xây dựng kế hoạch ứng phó các sự cố khẩn cấp, cung cấp đầy đủ các nguồn nhân lực để thực hiện và lập kế hoạch thực hiện diễn tập định kỳ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân phải trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế. Các thiết bị này phải phù hợp với các loại vật liệu gây cháy có trong công trình.
+ Tổ chức, cá nhân phải ngăn ngừa các nguồn sinh lửa như sau:
– Nối đất chống sét và chống tĩnh điện;
– Sử dụng các thiết bị điện an toàn phù hợp với khu vực và vùng làm việc;
– Sử dụng dụng cụ không phát sinh tia lửa điện.
4.2. Các biện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình dầu khí:
Tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường để nâng cao mức độ an toàn đối với các công trình dầu khí bao gồm:
+ Đối với kho: áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải hơi DM&SPDM (xuất nhập kín; sử dụng mái phao; sơn phản nhiệt thành bể; áp dụng hệ thống thu hồi hơi) và kiểm soát nước thải nhiễm xăng dầu; sử dụng tường ngăn cháy, hào chống lan dầu tràn và chống cháy lan; áp dụng các thiết bị quan sát bảo vệ kho, cảnh báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy có hiệu quả; xây dựng hàng rào phụ tạo thành vùng đệm và đường tuần tra xung quanh kho và các biện pháp khác.
+ Đối với cảng: lắp đặt hệ thống phao và đèn báo ban đêm; trang bị phương tiện và có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu; trang bị và áp dụng hệ thống định vị, hướng dẫn tàu cập cảng tự động; hệ thống chữa cháy tự động và các biện pháp đảm bảo an toàn khác.
+ Đối với đường ống: tăng độ dày thành ống; tăng độ sâu chôn ống; tăng cường lớp phủ trên ống, bọc bê tông hay các hệ thống tự động, hệ thống van chặn, tăng cường thiết bị an toàn và các biện pháp đảm bảo an toàn khác.
4.3. Việc thi công xây lắp các công trình dầu khí được thực hiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân thi công công trình dầu khí được phép triển khai khi khoảng cách an toàn đã được xác lập theo Nghị định này trừ trường hợp xử lý sự cố khẩn cấp.
+ Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thi công, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, xem xét, phê duyệt theo quy định pháp luật trước khi thực hiện.
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây lắp, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cho từng giai đoạn của quá trình thi công, nghiệm thu và chạy thử công trình.
+ Chủ đầu tư có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đất cho dự án, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân xây lắp công trình có thể thuê đất để thi công xây lắp đường ống vận chuyển dầu khí với người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; sau khi hoàn thành việc xây lắp, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng phần đã thuê cho người sử dụng đất theo thỏa thuận.