Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình. Chứng minh bạn đã thực hiện hoàn chỉnh tất cả các bước để đảm bảo về PCCC cho công trình. Kết quả nhận được là văn bản nghiệm thu PCCC.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là biên bản ghi chép lại thông tin nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là văn bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
2. Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
——————————
…., Ngày…. tháng …. năm ….
NGHIỆM THU HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi năm 2013;
Căn cứ Hợp đồng số:…../….. thuê thầu xây dựng, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy;
Căn cứ kết quả nghiệm thu ngày…./…../……;
Ngày…/…./….. các bên tiến hành nghiệm thu và bàn giao hệ thống phòng cháy, chữa cháy gồm các thành phần sau:
Bên nghiệm thu:
Ông/Bà:…… Chức vụ:……………….
Bên bàn giao nghiệm thu:
Ông/Bà:…… Chức vụ:……………….
1. Đối tượng nghiệm thu:
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Tại địa điểm:…………
2. Thời gian nghiệm thu
Các bên tiến hành nghiệm thu và bàn giao:
Bắt đầu hồi….h, ngày….tháng …..năm…..
Kết thúc vào …h, ngày ……tháng…năm….
3. Nội dung nghiệm thu:
– Số lượng thiết bị:……
– Kiểm định tiêu chuẩn chất lượng, độ an toàn:……
– Màu sắc yêu cầu:……
– Các nội dung khác:………
4. Kết luận chung
……
Sau khi tiến kết thúc nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy các bên đi đến thống nhất bàn giao và thực hiện việc ký tên xác nhận bên dưới.
Bên nghiệm thu
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bên bàn giao
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy:
– Tên biên bản: Biên bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
– Tên – chức vụ bên nghiệm thu
– Tên – chức vụ bên bàn giao nghiệm thu
– Đối tượng nghiệm thu là hệ thống phòng cháy chữa cháy
– Thời gian nghiệm thu:
+ Thời gian bắt đầu
+ Thời gian kết thúc
– Nội dung nghiệm thu
+ Số lượng thiết bị
+ Kiểm định tiêu chuẩn chất lượng, độ an toàn
+ Màu sắc yêu cầu
+ Các nội dung khác
– Kết luận chung về hệ thống phòng cháy chữa cháy
4. Thủ tục nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
Bước 1:
– Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu PCCC theo quy định của pháp luật.
Bước 2:
– Đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công PCCC đã được Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm duyệt về PCCC.
– Khi hoàn thành một số hạng mục hoặc toàn bộ công trình, phương tiện đến nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Bước 3:
– Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện và có mặt.
– Khi Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;
– Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị PCCC của công trình khi xét thấy cần thiết.
Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản.
Bước 4:
– Đến nhận văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
– Tại phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Cách thức thực hiện nghiệm thu PCCC
Văn bản thông báo và hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
– Chủ đầu tư, Chủ phương tiện có thể gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
– Đối với công trình được phân loại I, II; hạng mục công trình xây mới, cải tạo, sửa chữa, bổ sung…
– Nằm trong công trình, cơ sở được phân loại là I, II và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:
– Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy – Cảnh sát PC&CC.
– Đối với công trình loại III; các hạng mục công trình xây mới, cải tạo, sửa chữa, bổ sung…nằm trong công trình, cơ sở được phân loại là loại III;
– Cửa hàng kinh doanh khí đốt: Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của các Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện, thị xã.
Lưu ý: Phân loại công trình thực hiện theo Quyết định số 4312/QĐ-C11-C23, ngày 27/8/2009 của Tổng cục Cảnh sát về việc.
Ban hành Quy định về phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy” để phân loại công trình loại I, II, III.
Thời gian nhận Thông báo: Buổi sáng từ 08h00 phút đến 12h00, buổi chiều từ 13h30 phút đến 17h30 phút từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, riêng thứ 7 nhận từ 8h00 đến 12h00 (Ngày lễ nghỉ).
Trực tiếp tại địa điểm thi công, trụ sở của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị thi công.
Trụ sở Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
– Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát PCCC
– Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm.
– Nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy, chữa cháy.
– Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị PCCC đã lắp đặt trong công trình;
– Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
– Các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC của công trình, của phương tiện.
Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy
Các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5. Một số quy định pháp luật liên quan:
Thông tin cần biết khi nghiệm thu:
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối tượng thực hiện: Chủ đầu tư các dự án, công trình và chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt.
3. Cơ quan thực hiện: Phòng Cảnh sát PCCC.
4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Lệ phí: Không.
6. Tên mẫu đơn, tờ khai:
7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.