Khi giao hàng hóa, sản phẩm để đảm bảo, cam kết mặt hàng, sản phẩm đó đúng về số lượng, chất lượng, mẫu mã thì người nhận cần phải kiểm nghiệm lại, nghiệm thu hàng hóa để tránh những rủi ro không đáng có. Khi kiểm nghiệm hàng hóa, sản phẩn thì giữa bên giao và bên nhận sẽ lập biên bản kiểm nghiệm hàng hóa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa:
- 3 3. Hướng dẫn cách lập biên bản nghiệm thu hàng hóa:
- 4 4. Những lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu hàng hóa, dịch vụ:
- 5 5. Quy định của pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm:
- 5.1 5.1. Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- 5.2 5.2. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- 5.3 5.3. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- 5.4 5.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra:
- 5.5 5.5. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- 5.6 5.6. Nhiệm vụ và đối tượng thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa là biên bản chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao sản phẩm, hàng hóa giữa 02 bên là đúng với thỏa thuận trước đó.
Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu hàng hóa. Mẫu nêu rõ nội dung nghiệm thu, thông tin hàng hóa, thời gian địa điểm lập biên bản.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa:
CÔNG TY ………(1)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VÀ BÀN GIAO HÀNG HÓA
– Sản phẩm/Dịch vụ:…………(2)
– Thuộc hợp đồng/Đơn hàng số……(3)
– Địa điểm kiểm nghiệm, bàn giao……..(4)
– Thời gian: Ngày …. tháng ….. năm ……(5)
ĐẠI DIỆN CÁC BÊN GỒM:
1. Trưởng Ban kiểm nghiệm: …… Chức vụ: …..(6)
2. Các thành viên Ban kiểm nghiệm, ban giao, gồm:(7)
Ông (bà): ….Chức vụ:…
Ông (bà): …. Chức vụ:…
Ông (bà): … Chức vụ:….
3. Đại diện bên cung ứng:(8)
Ông (bà): ….. Chức vụ:
4. Đại diện bên sử dụng / kho: (9)
Ông (bà): ……. Chức vụ:
5. Kết quả kiểm tra: (10)
STT MÔ TẢ SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu của HĐ/Đơn hàng Kết quả kiểm tra
1.
2.
Kết luận của Ban kiểm nghiệm: ……(11)
TRƯỞNG BAN
(Ký và ghi rõ họ tên)
CÁC THÀNH VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN CUNG ỨNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN SỬ DỤNG/KHO
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách lập biên bản nghiệm thu hàng hóa:
(1): Điền tên công ty
(2): Điền tên sản phẩm/ dịch vụ.
(3): Điền số hợp đồng/ đơn hàng
(4): Điền địa điểm kiểm nghiệm, bàn giao
(5): Điền ngày, tháng, năm kiểm nghiệm hàng hóa
(6): Điền tên trưởng ban kiểm nghiệm
(7): Điền các thành viên ban kiểm nghiệm, ban giao
(8): Điền tên bên cung ứng
(9): Điền tên bên sử dụng/ kho
(10): Điền kết quả kiểm tra
(11): Điền kết luận của ban kiểm nghiệm
4. Những lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu hàng hóa, dịch vụ:
– Thứ nhất, nghiệm thu là một quá trình kiểm định, thu nhận trước khi bàn giao hay trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, mẫu Biên bản nghiệm thu cũng dùng cho việc kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.
– Thứ hai, mỗi ngành nghề, lĩnh vực nhất định sẽ có biên bản nghiệm thu khác nhau. Tuy nhiên, Biên bản nghiệm thu nào cũng phải có tên doanh nghiệp/người nghiệm thu; thông tin 02 bên; hạng mục nghiệm thu.
– Thứ ba, Biên bản nghiệm thu phải có chữ ký của bên nghiệm thu và bên bàn giao để bảo đảm biên bản đó được công nhận.
– Ngoài ra, các Biên bản nghiệm thu mang tính kỹ thuật nên có nội dung thực hiện thử nghiệm để nghiệm thu hay nội dung tham chiếu các tiêu chí đánh giá thông số kỹ thuật để từ đó đưa ra kết quả nghiệm thu một cách thuyết phục.
5. Quy định của pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm:
5.1. Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Tại Điều 6 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
– Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.
– Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
– Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.
5.2. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Tại Điều 46 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có các quyền sau đây:
– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công kiểm soát viên chất lượng thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
– Cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng của sản phẩm, hàng hóa;
– Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật này;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5.3. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhiệm vụ sau đây:
– Xác định chủng loại hàng hóa cụ thể để tiến hành kiểm tra chất lượng;
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
– Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;
– Xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu;
– Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đội ngũ kiểm soát viên chất lượng, trang bị phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Ra quyết định xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra hoặc kiểm soát viên chất lượng về việc tạm đình chỉ sản xuất, niêm phong, tạm dừng bán hàng;
– Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức và thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra và các kết luận liên quan.
Tại Điều 48 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định:
– Đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất.
– Đoàn kiểm tra phải có ít nhất năm mươi phần trăm số thành viên là kiểm soát viên chất lượng.
5.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra:
Theo Điều 49 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
– Lấy mẫu để thử nghiệm khi cần thiết;
– Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
– Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này.
– Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
– Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
– Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
5.5. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Tại Điều 52 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định
– Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là thanh tra chuyên ngành.
– Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
– Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5.6. Nhiệm vụ và đối tượng thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Điều 53 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định:
– Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Đối tượng của thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.