Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra và hiện nay các mẫu biên bản được sử dụng phổ biến trong công việc và hợp đồng như là biên bản nghiệm thu công việc, biên bản nghiệm thu hợp đồng, nghiệm thu công trình...
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản nghiệm thu là gì?
- 2 2. Biên bản nghiệm thu công việc:
- 3 3. Biên bản nghiệm thu hợp đồng:
- 4 4. Biên bản nghiệm thu công trình:
- 5 5. Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng:
- 6 6. Một số lưu ý khi viết biên bản nghiệm thu:
- 7 7. Khi nào thì sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu?
- 8 8. Vai trò của biên bản nghiệm thu:
1. Biên bản nghiệm thu là gì?
Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập ra nhằm mục đích chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa 02 bên dựa trên những tiêu chuẩn, thỏa thuận theo hợp đồng đã ký trước đó. Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng được các bên liên quan ký kết sau khi đã thực hiện hoàn tất công việc theo như Hợp đồng chính ban đầu các bên đã thoả thuận. Nội dung của biên bản sẽ được các bên check kiểm tra & xác nhận – nếu có tình huống phát sinh như công việc cần bảo hãnh hoặc khắc phục thì các bên cũng phải đề cập vào biên bản rõ ràng.
Tuy nội dung các biên bản nghiệm thu khác nhau nhưng đều cần đảm bảo những thông tin cơ bản và cần thiết như: nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, đánh giá tình trạng nghiệm thu và chữ ký xác nhận của các bên liên quan.
2. Biên bản nghiệm thu công việc:
Tải về biên bản nghiệm thu công việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
SỐ: …….
Công trình: ….
Hạng mục: …..
Đối tượng nghiệm thu: ………(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)…….
Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
– Ông: ……. Chức vụ: …..
Đại diện Nhà thầu thi công: ….(Ghi tên nhà thầu)….
– Ông: ….. Chức vụ: …..
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …..giờ ….. ngày….tháng….năm….
Kết thúc: ……giờ ….. ngày…..tháng….năm…..
Tại công trình: ….
Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
– Tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng được áp dụng:
(Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)
– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng: (Xem thêm ở phần ghi chú)
– Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan.
Về chất lượng công việc xây dựng:
(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng hay không)
Các ý kiến khác nếu có:
Kết luận:
(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai các công việc tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai các công việc tiếp theo).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
3. Biên bản nghiệm thu hợp đồng :
Tải về biên bản nghiệm thu hợp đồng
Đơn vi: …
Bộ phận: …
BIÊN BẢN NGHIỆM THU HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Số: ………/NTHĐGK
– Căn cứ Hợp đồng giao khoán số …../20……./HĐGK-……. ký ngày …../…../20….
– Căn cứ tình hình thực tế thực hiện Hợp đồng giao khoán.
Hôm nay, ngày ….. tháng …… năm ……. Tại …
Họ và tên: …. Chức vụ: …
Đại diện: ….. Bên giao khoán: ….
Họ và tên: …. Chức vụ: …..
Đại diện: … Bên nhận khoán: ….
Cùng nghiệm thu hợp đồng số ….ngày …. tháng ….. năm ……
Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện: ……
Giá trị hợp đồng đã thực hiện: …
Bên … đã thanh toán cho bên ……. số tiền là …đồng
(Viết bằng chữ: …..)
Số tiền bị phạt do bên …….. vi phạm hợp đồng: ….. đồng
(Viết bằng chữ: ……)
Số tiền bên …. còn phải thanh toán cho bên ……. là …… đồng
(viết bằng chữ): …..
Kết kuận: ……
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN KHOÁN ĐẠI DIỆN BÊN GIAO KHOÁN
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
4. Biên bản nghiệm thu công trình :
Tải về biên bản nghiệm thu công trình
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
……….., ngày………. tháng……… năm……….
BIÊN BẢN SỐ …………
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)…………
Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu và vị trí xây dựng trên công trình)
Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu với nhà thầu phụ.
Thời gian nghiệm thu :
Bắt đầu : ………. ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc : ……….. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: …………………
Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 24 Nghị định này).
b) Về chất lượng công việc xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng).
c) Các ý kiến khác nếu có.
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
Kết luận :
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ghi rõ họ tên, chức vụ) (Ghi rõ họ tên, chức vụ)
5. Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng:
Tải về biên bản nghiệm thu thanh lý
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU, THANH LÝ HỢP ĐỒNG
– Căn cứ Hợp đồng số:………/HĐKT-……… ngày…….. tháng………….. năm ……….
Hôm nay, ngày…….. tháng……… năm………. tại Công ty…………, chúng tôi gồm:
Bên A: CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH ABC
Đại diện: ……Chức vụ:…..
Địa chỉ:….
Điện thoại:…
Giấy phép kinh doanh số: ….
Mã số thuế: ….
Tài khoản: ….
Tại ngân hàng: …..
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH CBA
Đại diện: …. Chức vụ:….
Địa chỉ:……
Điện thoại:…
Giấy phép kinh doanh số: ……
Mã số thuế: ….
Tài khoản: …..
Tại ngân hàng: ….
Hai bên nhất trí lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sản phẩm/dịch vụ theo hợp đồng đã ký số…./ngày/tháng/năm ….như sau:
Điều 1: Nội dung:
– Bên B bàn giao cho bên A …
+ Tổng khối lượng/sản phẩm/dịch vụ bàn giao:…
+ Bên A thanh toán cho bên B:…..
– Tổng số tiền:….
– Bằng chữ: ……..
(Chưa bao gồm 10 % thuếVAT )
Xác nhận đã bàn giao: …
Điều 2: Kết luận:
+ Bên A đã kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng chất lượngsản phẩm/dịch vụ…
+ Kể từ khi bên A nhận đầy đủ số lượng sản phẩm/dịch vụ…… Bên B hoàn toàn không chiu trách nhiệm về lỗi, chất lượng sản phẩm……..đã bàn giao.
+ Bên A phải thanh toán hết cho bên B ngay sau khi biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng ký kết.
(Biên bảnnghiệm thu, thanh lý hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau)
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
6. Một số lưu ý khi viết biên bản nghiệm thu:
Vì biên bản nghiệm thu là căn cứ đánh giá chất lượng công trình, đánh giá việc hoàn thành công trình và đánh giá năng lực của đơn vị thi công, đơn vị thầu. Cho nên, trong biên bản nghiệm thu cần lưu ý các vấn đề sau:
– Nội dung nghiệm thu cần nêu cụ thể và chính xác;
– Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc nghiệm thu làm căn cứ khi cần xác minh;
– Kết luận sau khi nghiệm thu: trình bày chi tiết lại kết quả của quá trình nghiệm thu;
– Chữ ký của các bên tham gia.
Những
- Những nội dung có trong các mẫu biên bản nghiệm thu cần phải được ghi rõ ràng, cụ thể, chính xác và mang tính xác thực cao.
- Cần phải ghi rõ mốc thời gian tiến hành cũng như mốc thời gian kết thúc quá trình nghiệm thu để làm căn cứ xác minh trong một vài trường hợp cụ thể khi cần.
- Trong mục kết luận sau khi nghiệm thu cần phải trình bày một cách chi tiết và cụ thể kết quả của cả quá trình nghiệm thu.
- Ở cuối các mẫu văn bản nghiệm thu thì cần phải có chữ kỹ của các bên có tham gia và thẩm quyền chức trách.
7. Khi nào thì sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu?
Thông thường thì biên bản này sẽ được thực hiện khi tiến độ công việc đã được hoàn thành 1 phần hoặc toàn bộ. Doanh nghiệp có thể kiểm tra được chất lượng của dự án, sản phẩm/dịch vụ thông qua biên bản nghiệm thu này trước khi bàn giao cho khách hàng.
Đã xảy ra nhiều trường hợp sản phẩm hoặc dịch vụ hay công trình sau khi hoàn thành và bàn giao cho khách hàng, họ báo lại có vấn đề chỉ sau vài ngày. Thiếu đi biên bản nghiệm thu sẽ rất khó để xác minh bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm.
Vì vậy, khi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lúc bàn giao hàng hóa, dự án cho khách hàng thì việc làm biên bản nghiệm thu là rất cần thiết. Việc này đảm bảo bạn sẽ không rơi vào những trường hợp “oan” và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
8. Vai trò của biên bản nghiệm thu:
Biên bản nghiệm thu có cần thiết với doanh nghiệp hay không? Biên bản này đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc, vì nghiệm thu là bước kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc, sản phẩm, công trình trước khi đi vào hoạt động. Nếu bước nghiệm thu không thực hiện đầy đủ thì rất có khả năng xảy ra những sai sót trong quá trình sản xuất mà không được phát hiện.
Đồng thời, khi lập biên bản nghiệm thu, các bên liên quan cũng có căn cứ để đối chiếu khi có vấn đề phát sinh sau khi nghiệm thu. Đây là cơ sở làm việc quan trọng cho doanh nghiệp và các bên liên quan.
Nghiệm thu giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, dự án, dịch vụ trước khi áp dụng cho khách hàng. Quy trình kiểm định này được thực hiện thành biên bản, giúp các bên liên quan có cơ sở làm việc sau này.
Đối với lĩnh vực xây dựng, biên bản nghiệm thu công trình là bắt buộc và được quy định rõ theo Điều 9, Thông tư Số 26/2016/TT-BXD.