Sau mỗi công trình xây dựng, để đảm bảo chất lượng đúng như dự kiến và đảm bảo an toàn cho việc sử dụng sau này, mọi công trình đều phải được nghiệm thu theo một quy trình nhất định. Bài viết này Luật Dương Gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa là gì?
Biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa là một trong số những mẫu biên bản được ứng dụng khá phổ biến hiện nay dành cho các công trình xây dựng, biên bản lập ra với mục đích đánh giá kết quả của công việc thi công bê tông nhựa. Biên bản cung cấp đầy đủ thông tin công trình cũng như những hạng mục khác nhau. Nội dung của
Biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa được lập ra nhằm đánh giá kết quả công trình, báo cáo những thông tin cơ bản từ công trình, hạng mục công trình, và trình bày rõ ràng chất lượng công trình và những người tham gia nghiệm thu.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BIÊN BẢN SỐ …….. NGHIỆM THU CÔNG VIỆC: THI CÔNG BÊ TÔNG NHỰA
Công trình: ….(1)
Hạng mục: …..
1. Đối tượng nghiệm thu: ….
Lý trình: …
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát).
– Ông: ….. Chức vụ: ….
Đại diện Nhà thầu thi công: …
– Ông: ….. Chức vụ: …..
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …….giờ…….ngày……tháng……năm…….
Kết thúc: …….giờ……ngày……..tháng……năm…….
Tại công trình: …..
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
a. Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
– Tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng được áp dụng:
(Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)
– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo
– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng (độ chặt, Marshall, thí nghiệm tần suất vật liệu, thiết kế tỷ phối…):
– Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan.
b. Về chất lượng công việc xây dựng:
– Bề rộng vệt thảm:
– Chiều dầy lớp thảm:
– Quá trình theo dõi:
Thời gian nhận thảm tại hiện trường | Biển số xe vận chuyển | Khối lượng thảm (tấn) | Nhiệt độ thảm trên xe (oC) | Nhiệt độ thảm trong máy rải (oC) | Điều kiện thời tiết khi nhận thảm | Ghi chú |
Cộng: |
Chiều dày lớp bê tông nhựa
STT | Lý trình | Vị trí kiểm tra | Khoảng cách đến tim (m) | Chiều dày thực tế (cm) | Chiều dày thiết kế (cm) | Chênh lệch | Ghi chú |
c. Các ý kiến khác nếu có:
5. Kết luận:
(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai các công việc tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai các công việc tiếp theo).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa:
Biên bản nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
(1) Viết tên công trình theo dõi
Điền đầy đủ thông tin về họ và tên, chức vụ của những bên tham gia
Nội dung theo dõi điền các thông số cụ thể trong quá trình nghiệm thu và đúng với các đơn vị được quy định, kết quả nghiệm thu.
Các bên tham gia phải ký ở cuối biên bản theo dõi.
4. Các tiêu chuẩn chung của việc nghiệm thu công việc thi công bê tông nhựa:
Hồ sơ nghiệm thu bao gồm những nội dung sau:
– Kết quả kiểm tra chấp thuận vật liệu khi đưa vào công trình;
– Thiết kế sơ bộ;
– Thiết kế hoàn chỉnh;
– Biểu đồ quan hệ giữa tốc độ cấp liệu (tấn/giờ) và tốc độ b ăng tải (m/phút) cho đá dăm và cát.
– Thiết kế được phê duyệt- công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa;
– Hồ sơ của công tác rải thử, trong đó có quyết định của Tư vấn về nhiệt độ lu lèn, sơ đồ lu, số lượt lu trên một điểm…
– Nhật ký từng chuyến xe chở hỗn hợp bê tông nhựa: khối lượng hỗn hợp, nhiệt độ của hỗn hợp khi xả từ thùng trộn vào xe, thời gian rời trạm trộn, thời gian đến công trường, nhiệt độ hỗn hợp khi đổ vào máy rải; thời tiết khi rải, lý trình rải;
Xác lập công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa để nghiệm thu:
Trên cơ sở thiết kế hoàn chỉnh , tiến hành công tác rải thử bê tông nhựa. Trên cơ sở kết quả sau khi rải thử lớp bê tông nhựa, tiến hành các điều chỉnh (nếu thấy cần thiết) để đưa ra công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phục vụ thi công đại trà lớp bê tông nhựa. Công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa là cơ sở cho toàn bộ công tác tiếp theo: sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa tại trạm trộn, thi công, kiểm tra giám sát chất lượng và nghiệm thu. Công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phải chỉ ra các nội dung sau:
– Nguồn cốt liệu và nhựa đường dùng cho hỗn hợp bê tông nhựa;
– Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường, cốt liệu đá dăm, cát, bột khoán g;
– Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu;
– Tỷ lệ phối hợp giữa các loại cốt liệu: đá dăm, cát, bột đá tại phễu nguội, phễu nóng;
– Kết quả thí nghiệm Marshall và hàm lượng nhựa đường tối ưu (tính theo phần trăm khối lượng của hỗn hợp bê tông nhựa);
– Tỷ trọng lớn nhất bê tông nhựa (là cơ sở để xác định độ rỗng dư);
– Khối lượng thể tích của mẫu bê tông nhựa ứng với hàm lượng nhựa đường tối ưu (là cơ sở để xác định độ chặt lu lèn K);
– Phương án thi công ngoài hiện trường như: chiều dầy lớp bê tông nhựa chưa lu lèn, sơ đồ lu, số lượt lu trên 1 điểm, độ nhám mặt đường…
Phân loại bê tông nhựa:
Thứ nhất, Theo độ rỗng dư, bê tông nhựa được phân ra 2 loại:
– Bê tông nhựa chặt (viết tắt là BTNC): có độ rỗng dư từ 3% đến 6% , dùng làm lớp mặt trên và lớp mặt dưới. Trong thành phần hỗn hợp bắt buộc phải có bột khoáng;
– Bê tông nhựa rỗng (viết tắt là BTNR): có độ rỗng dư từ 7% đến 12% và chỉ dùng làm lớp móng.
Thứ hai, Theo kích cỡ hạt lớn nhất danh định của bê tông nhựa chặt, được phân ra 4 loại:
– Bê tông nhựa chặt có cỡ hạt lớn nhất danh định là 9,5 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 12,5 mm), viết tắt là BTNC 9,5;
– Bê tông nhựa chặt có cỡ hạt lớn nhất danh định là 12,5 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 19 mm), viết tắt là BTNC 12,5;
– Bê tông nhựa chặt có cỡ hạt lớn nhất danh định là 19 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 25 mm), viết tắt là BTNC 19;
– Bê tông nhựa cát, có cỡ hạt lớn nhất danh định là 4,75 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 9,5 mm), viết tắt là BTNC 4,75.
Thứ ba, Theo kích cỡ hạt lớn nhất danh định với bê tông nhựa rỗng, được phân thành 3 loại:
– Bê tông nhựa rỗng có cỡ hạt lớn nhất danh định là 19 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 25 mm), viết tắt là BTNR 19;
– Bê tông nhựa rỗng có cỡ hạt lớn nhất danh định là 25 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 31,5 mm), viết tắt là BTNR 25;
– Bê tông nhựa rỗng có cỡ hạt lớn nhất danh định là 37,5 mm (và cỡ hạt lớn nhất là 50 mm), viết tắt là BTNR 37,5.
Về cát
Cát dùng để chế tạo bê tông nhựa là cát thiên nhiên, cát xay, hoặc hỗn hợp cát thiên nhiên và cát xay.
Cát thiên nhiên không được lẫn tạp chất hữu cơ (gỗ, than …).
Cát xay phải được nghiền từ đá có cường độ nén không nhỏ hơn cường độ nén của đá dùng để sản xuất ra đá dăm.
Cát sử dụng cho bê tông nhựa cát (BTNC 4,75) phải có hàm lượng nằm giữa hai cỡ sàng 4,75 mm-1,18 mm không dưới 18 %.
Về bột khoáng
Bột khoáng là sản phẩm được nghiền từ đá các bô nát ( đá vôi can xit, đolomit …), có cường
độ nén của đá gốc lớn hơn 20 MPa, từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc là xi măng.
Đá các bô nát dùng sản xuất bột khoáng phải sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ, hàm lượng chung bụi bùn sét không quá 5%.
Bột khoáng phải khô, tơi, không được vón hòn.
Về Nhựa đường (bitum)
Nhựa đường dùng để chế tạo bê tông nhựa là loại nhựa đường đặc, gốc dầu mỏ thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 7493-2005.
Nhựa đường 60/70 rất thích hợp để chế tạo các loại BTNC và BTNR. Nhựa đường 85/100 rất thích hợp để chế tạo BTNC 4,75.
Công tác giám sát kiểm tra được tiến hành thường xuyên trước khi rải, trong khi rải và sau khi rải lớp bê tông nhựa. Các quy định về công tác kiểm tra nêu dưới đây là quy định tối thiểu, căn cứ vào tình hình thực tế tại công trình mà Tư vấn giám sát có thể tăng tần suất kiểm tra cho phù hợp.
Kiểm tra hiện trường trước khi thi công, bao gồm việc kiểm tra các hạng mục sau:
– Tình trạng bề mặt trên đó sẽ rải bê tông nhựa, độ dốc ngang, dốc dọc, cao độ, bề rộng;
– Tình trạng lớp nhựa tưới thấm bám hoặc dính bám;
– Hệ thống cao độ chuẩn;
– Thiết bị rải, lu lèn, thiết bị thông tin liên lạc, lực lượng thi công, hệ t hống đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lao động.
Kiểm tra chất lượng vật liệu
Kiểm tra chấp thuận vật liệu khi đưa vào công trình:
– Nhựa đường: kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo quy định;
– Vật liệu tưới thấm bám, dính bám: kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của vật liệu tưới dính bám, thấm bám áp dụng cho công trình cho mỗi đợt nhập vật liệu;