Mỗi công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng phải thông qua hoạt động nghiệm thu công trình. Khi thực hiện hoạt động nghiệm thu công trình thì các chủ thể cần phải sử dụng đến biên bản nghiệm thu công trình. Vậy biên bản nghiệm thu công trình là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu công trình dự án là gì?
Biên bản nghiệm thu công trình dự án là văn bản được lập ra khi các chủ thể thực hiện hoạt động nghiệm thu công trình dự án.
Biên bản nghiệm thu công trình dự án dùng để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu công trình đó. Trong biên bản nghiệm thu thể hiện các nội dung về công trình nghiệm thu, những đánh giá nghiệm thu công trình,…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o——–
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH)
ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
1. Công trình (Dự án): …..
2. Hạng mục công trình: …..
3. Địa điểm xây dựng: …..
4. Thành phần tham gia nghiệm thu:
4.1/ Thành phần trực tiếp nghiệm thu
Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng:
– Ông: …… Chức vụ: ….
– Ông: …… Chức vụ: …..
Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát):
– Ông: …… Chức vụ:….
– Ông: …… Chức vụ: …..
Đại diện Nhà thầu thi công xây dựng (cơ khí nếu có):(Ghi tên nhà thầu thi công)
– Ông: ….. Chức vụ: …..
– Ông: ….. Chức vụ: ….
Đại diện Nhà thầu tư vấn thiết kế: ….(Ghi tên nhà thầu tư vấn)
– Ông: …… Chức vụ: ….
– Ông: …… Chức vụ: …..
4.2/ Các đơn vị khách mời (nếu có mời):
1. Đại diện Sở chuyên ngành: …(Ghi tên sở chuyên ngành)
– Ông: …… Chức vụ: ….
– Ông: ……. Chức vụ: …..
2. Đại diện đơn vị quản lý khai thác: .…(Ghi tên đơn vị quản lý khai thác)
– Ông: …… Chức vụ: …..
– Ông: …… Chức vụ: ….
3. Đại diện UBND huyện … (Ghi tên UBND huyện, nếu có mời)
– Ông: …… Chức vụ: …..
– Ông: …… Chức vụ: ….
Các đơn vị khác (nếu có)
5. Thời gian tiến hành nghiệm thu:
+ Thời gian:
– Bắt đầu: ……….ngày……tháng…..năm……
– Kết thúc: …..ngày…….tháng…..năm…..
+ Địa điểm: ……(Ghi địa điểm nghiệm thu)
6. Đánh giá công trình (hạng mục công trình) được nghiệm thu:
7. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số, ngày tháng ký quyết định).
–
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng của nhà thầu thi công xây dựng: Ghi số, ngày, tháng, năm của văn bản đề nghị được nghiệm thu của nhà thầu…….
– Hồ sơ hoàn công công trình (hạng mục công trình) do …..(ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày….tháng….năm….. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.
– Văn bản số ….ngày….tháng….năm…. của Cục Quản lý xây dựng công trình chấp thuận tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) để đưa vào sử dụng.
1. Chất lượng, khối lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng:
Quy mô công trình: (Phần này nêu một số thông số cơ bản về qui mô, kết cấu công trình) ……
Thời gian xây dựng:
– Ngày khởi công:
– Ngày hoàn thành:
Khối lượng công trình (hạng mục công trình):
(Lập bảng khối lượng chủ yếu theo thiết kế và thực tế đã thực hiện được)
Chất lượng:
(Đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật để ghi nhận xét, đánh giá về chất lượng xây dựng).
Các ý kiến khác (nếu có): ………….… (ghi ý kiến nhận xét khác nếu có)
2. Kết luận:
– Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) ……(ghi đầy đủ tên công trình /hạng mục công trình) ….xây dựng để đưa vào sử dụng.
– Yêu cầu phải sửa chữa, hoàn thiện bổ sung hoặc các ý kiến khác (nếu có)…. (ghi các yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện nếu có) …..
Các bên tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP NGHIỆM THU
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT (NẾU CÓ)
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
CÁC ĐƠN VỊ KHÁCH MỜI
1. Sở chuyên ngành …….(Ghi tên sở chuyên ngành)…..
2. Đơn vị Quản lý khai thác: …….(Ghi tên đơn vị quản lý khai thác)…
3. UBND huyện …….
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu công trình:
Trong biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản
Ghi số biên bản nghiệm thu công trình
Trong tên biên bản ghi tên của công trình xây dựng được nghiệm thu thiết kế
Phần đối tượng nghiệm thu ghi công trình, hạng mục công trình, địa điểm xây dựng,…
Ghi tên, chức vụ của các thành phần tham gia nghiệm thu công trình: Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng, Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát): Đại diện Nhà thầu thi công xây dựng ; Đại diện Nhà thầu tư vấn thiết kế; các đơn vị khách mời,…
Ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc nghiệm thu
Ghi những đánh giá công trình: tài liệu làm căn cứ nghiệm thu, Chất lượng, khối lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng: về thời gian xây dựng, khối lượng công trình, chất lượng; các ý kiến khác
Ghi kết luận, chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công trình; những yêu cầu phải sửa chữa, hoàn thiện bổ sung,…..
4. Quy định pháp luật về nghiệm thu công trình:
Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về nghiệm thu công trình như sau:
“Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
5. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dựng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.”
Tại Nghị định số 06/2021/NĐ- CP hướng dẫn quy định về hoạt động nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình công trình xây dựng tại Luật xây dựng tại Điều 23, cụ thể như sau:
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này; Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng; Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
– Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
– Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 của Nghị định. Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định , phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23, việc xử lý được thực hiện như sau:
+ Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
+ Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.