Cũng giống như các công trình xây dựng khác, việc đóng nền móng bằng cừ tràm sau khi hoàn thành sẽ được nghiệm thu. Việc nghiệm thu này được thực hiện qua biên bản nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý, gia cố. Vậy mẫu biên bản này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý, gia cố là gì, mục đích của biên bản là gì?
Nghiệm thu là quy trình thẩm định, thu nhận, kiểm tra dự án sau khi xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động. Nghiệm thu giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, dự án, dịch vụ trước khi áp dụng cho khách hàng. Quy trình kiểm định này được thực hiện thành biên bản, giúp các bên liên quan có cơ sở làm việc sau này.
Biên bản nghiệm thu bao gồm nghiệm thu hoàn thành và nghiệm thu khối lượng:
Biên bản nghiệm thu hoàn thành là loại biên bản được lập ra nhằm ghi chép việc nghiệm thu dự án và đi vào hoạt động, nêu rõ các hạng mục, địa điểm, thành phần tham gia và đánh giá dự án nghiệm thu. Biên bản nghiệm thu hoàn thành cần trình bày rõ ràng dự án, kết luận có chấp nhận đưa vào sử dụng hay không, trường hợp nếu kết quả nghiệm thu cho rằng dự án không thể hoạt động thì phải nêu rõ yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện để có phương pháp chỉnh sửa kịp thời.
Biên bản nghiệm thu khối lượng là loại biên bản được lập ra nhằm ghi chép việc nghiệm thu dự án và đi vào hoạt động, tuy nhiên loại biên bản nghiệm thu này chủ yếu dùng làm căn cứ đánh giá chất lượng công việc của người thực hiện. Nội dung văn bản này tập trung khối lượng công việc, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Mẫu biên bản nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý, gia cố là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý và gia cố công trình xây dựng, nội dung biên bản nêu rõ hạng mục công trình, thành phần tham gia, thời gian và nội dung nghiệm thu…
Mục đích của biên bản nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý, gia cố: biên bản nhằm ghi nhận quá trình nghiệm thu việc đóng cừ tràm xử lý, gia cố, nội dung nghiệm thu, kết quả nghiệm thu.
2. Những quy định liên quan đến nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý, gia cố:
2.1. Cừ tràm, cọc cừ tràm, móng cừ tràm là gì?
– Cừ tràm hay tràm cừ còn có tên khác: Tràm ta, Tràm cajuputi. Tên khoa học: Melaleuca cajuputy Powell, Họ thực vật: Sim (Myrtaceae). Vùng trồng thường ở vùng Tây Nam Bộ. Nó có một số công dụng: gỗ dùng để làm cọc cừ trong xây dựng, làm nhà, đóng đồ dùng, đốt than…Lá cất tinh dầu làm dược liệu, vỏ xảm thuyền. Kỹ thụât trồng:
Đặc điểm tự nhiên của cừ tràm như sau:
Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 26 – 27 0 C, lượng mưa 1.500 – 1.800mm
Đất ngập phèn, pH: 2,5 – 3,0, thành phần cơ giới nặng, ngập trung bình 4-5 tháng trong năm.
Mọc được ở đất ngập vùng núi đá vôi, đất xám, đồi núi ít chua, pH: 5-6.
Hạt giống phong phú, thu hái ở rừng giống chuyển hoá và các xuất xứ đã được công nhận.
Cừ tràm được trồng tập trung.
Trồng theo tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần hoặc gieo hạt thẳng, mật độ dày 10.000 – 20.000 cây/ha.
– Cọc tràm: Cọc tràm được làm từ cây cừ tràm, đây là vật liệu gỗ nên không thể xem là vật liệu có tính truyền lực đẵng hướng.
Công trình muốn sử dụng cọc tràm còn phụ thuộc rất nhiều vào mực nước ngầm trong năm, mà mực nước ngầm thì thay đổi theo mùa, từng vùng cũng có sự thay đổi về mực nước ngầm khác nhau.
– Móng cừ tràm:
Móng cừ tràm là loại móng sử dụng trực tiếp thân cây tràm để thực hiện gia cố nền đất trước khi tiến hành xây dựng. Cách làm này giúp thích hợp cho nền đất yếu và chỉ dùng bên dưới phần móng có sức chịu tải trọng không lớn trong một công trình.
Móng cừ tràm có các ưu điểm sau:
+ Tuổi thọ của móng cao, có thể tồn tại và trụ vững đạt đến 70 năm.
+ Móng cừ tràm phù hợp với nhiều cách thi công khác nhau, thực hiện đóng bằng máy hoặc thủ công đều mang đến kết quả tốt.
+ Loại móng này có thể thực hiện cho nhiều công trình khác nhau theo từng cách bố trí sao cho phù hợp và mang đến lợi ích cao nhất.
+ Đối với loại móng này, diện tích thi công không cần lớn hơn nữa chi phí đầu tư không quá cao.
+ Mang đến hiệu quả tốt hơn, giúp việc gia cố nền đất đạt kết quả, phù hợp với đa dạng các công trình khác nhau, tiện lợi hơn cách sử dụng một số móng khác.
Tuy nhiên loại móng này có các nhược điểm sau:
+ Đối với những công trình sử dụng nền móng rộng, cần số lượng cừ tràm nhiều, chất lượng của cừ tràm khó được đảm bảo hoàn toàn.
+ Do lấy cừ tràm làm nền móng nên khi thực hiện, độ sâu của móng có thể dao động từ 1,8 đến 2,5m nên có thể gây ra một số tác động đối với công trình lân cận.
2.2. Cách đóng cọc cừ tràm:
Cách đóng được xác định theo công thức:
n=4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))
Trong đó:
§ n: số lượng cọc
§ d: đường kính cọc
§ e0: độ rỗng tự nhiên
§ eyc: độ rỗng yêu cầu
Từ công thức trên ta thấy:
§ Đất yếu vừa có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 đóng 16 cọc cho 1m2.
§ Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 đóng 25 cọc cho 1m2.
§ Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,80 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kG/cm2 đóng 36 cọc cho 1m2.
Theo 22TCN 262-2000 thì cọc tre đóng 25 cọc/1m2, cừ tràm 16cọc/1m2.
Cần thiết phải đóng cừ rộng ra ngoài diện tích móng, mỗi cạnh từ 0,1 – 0,2m để tăng sức chống cắt của cung trượt.
Về độ sâu của móng cừ tràm, các tài liệu địa chất cho thấy: ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và sẽ không bị mục. Vì vậy, tùy theo chất đất bên trên mực nước ngầm, có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, miễn sao đầu cừ luôn ẩm ướt. Ở đất sét, nước mao dẫn có thể lên đến 5 – 6m.
Một số điều cần tránh khi thi công là lấy cát phủ lên đầu cừ sau khi đóng, trong quá trình đóng, nhiều công trình đóng xong cừ sẽ phủ lên đầu cừ một lớp cát dày. Khi làm như vậy, dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót. Theo dòng chảy, cát cũng có thể chuyển dịch. Hoặc khi công trình kề bên đào móng, cát sụt lở, chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau… đều là những nguyên nhân gây lún hay lún không đều. Với những cách khác cũng thường gây lún do không chú trọng lớp bê tông lót, cứ sắp đá 4 – 6 xuống và trải hồ vữa xi măng bên trên, cán đều. Lúc này, dưới áp lực đáy móng, dẫn đến kết cấu của lớp lót này không vững, biến dạng và gây lún sụt. Do đó cần thiết phải tạo lớp lót bằng bê tông đá 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối. Ngoài ra việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền – móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên trên hoặc bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.
3. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác đóng cừ tràm xử lý, gia cố:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
(Kèm theo biên bản hoàn thành bộ phận công trình xây dựng
Số…. ngày…tháng….năm….)
Công trình: ………….
Hạng mục: ………….
1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát) .
– Ông: ……….. Chức vụ: ………..
Đại diện Nhà thầu thi công: ………..
– Ông: ……….. Chức vụ: …………
● Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế: …………
– Ông: ……….. Chức vụ: ……………
2. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …..giờ…..ngày…..tháng….năm…..
Kết thúc: …..giờ….ngày….tháng…..năm….
Tại công trình: ………………..
3. Nội dung nghiệm thu:
a/ Kết quả kiểm tra:
Số TT | Vị trí đóng | Diện tích (m2)/chiều dài (m) | Theo thiết kế | Thực tế thi công | Số lượng cừ (cây) | ||||||||
Mật độ | Ф gốc (cm) | Ф ngọn (cm) | Hoặc Ф tb (cm) | Chiều dài (m) | Mật độ | Ф gốc (cm) | Ф ngọn (cm) | Hoặc Ф tb (cm) | Chiều dài (m) | ||||
b/ Chất lượng cừ tràm:
(Ghi nhận xét mức độ đồng đều của cừ tràm về đường kính, độ thẳng, cừ mới đốn còn tươi hay đã để lâu vv…)
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GIÁM SÁT TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
– Cột vị trí đóng cần ghi các vị trí, Ví dụ: dưới bản đáy, dưới chân khay, 03 hàng ken xít dọc mái, v v…
– Cột diện tích/chiều dài: Tùy vào vị trí để ghi cho phù hợp; ví dụ: bản đáy hoặc sân tiêu năng thì ghi là m2; nếu là chân khay hoặc 03 hàng ken xít thì ghi là md.
– Cột mật độ: Tuỳ theo qui định của Thiết kế ghi trên bản vẽ để ghi đơn vị cho phù hợp: cây/m2 hoặc cây/md.
– Các cột Фgốc ; Фngọn ; hoặc Фtb : tuỳ theo qui định của thiết kế ghi trên bản vẽ để ghi cho phù hợp. Nếu bản vẽ qui định Фgốc ; Фngọn thì có thể bỏ cột Фtb; nếu bản vẽ qui định Фtb thì bỏ bớt 02 cột Фgốc; Фngọn .