Hoạt động nghiệm thu là hoạt động không thể thiếu trong khi xây dựng công trình, trong đó, các chủ thể có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động nghiệm thu công tác đóng cọc xử lý nền, để ghi nhận lại hoạt động này thì các chủ thể sẽ tiến hành ghi biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc xử lý nền.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc xử lý nền là gì?
Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc, xử lý nền là văn bản được lập ra khi các chủ thể tiến hành hoạt động nghiệm thu công tác đóng cọc, xử lý nền của công trình xây dựng.
Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc xử lý nền dùng để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu công tác đóng cọc, xử lý nền. Trong biên bản thể hiện các nội dung như đối tượng được nghiệm thu, chủ thể tiến hành nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, đánh giá kết quả làm được,….
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc xử lý nền và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC XỬ LÝ NỀN
(Kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng
số……, ngày….tháng…..năm……..)
….., ngày…tháng…năm…. (ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản )
Công trình: …..(ghi tên công trình xây dựng tiến hành nghiệm thu)
Hạng mục: …. (ghi tên hạng mục)
I. Đối tượng nghiệm thu: ….(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)…
II. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
* Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát) ……
– Ông: ……. Chức vụ: … (ghi tên đại diện và chức vụ của họ)
* Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế: …..
– Ông: ….. Chức vụ: …..(ghi tên đại diện và chức vụ của họ)
* Đại diện Nhà thầu thi công: ……(Ghi tên nhà thầu)…..
– Ông: ….. Chức vụ: ….. (ghi tên đại diện và chức vụ của họ)
III. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …….giờ…..ngày…..tháng….năm….
Kết thúc: ……giờ….ngày…..tháng….năm……
Tại công trình: …..
1. Nội dung nghiệm thu:
– Loại búa đóng: ……
– Kết quả đóng cọc:
Số TT
| Tên cọc | Loại cọc | Ngày, tháng đóng | Cao độ mũi cọc | Cao độ đầu cọc | Độ nghiêng của cọc | Sai lệch vị trí so với thiết kế | Ghi chú | |||
Thiết kế | Thi công | Thiết kế | Thi công | Thiết kế | Thi công | ||||||
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
3 | |||||||||||
4 | |||||||||||
5 | |||||||||||
6 | |||||||||||
… |
2. Nhận xét chung về công tác đóng cọc: …..
(Cần ghi nhận xét chung về vị trí các cọc, cao trình mũi cọc, cao trình đầu cọc, độ nghiêng của cọc, vv… so với bản vẽ thiết kế)
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GIÁM SÁT TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật về đóng cọc nền:
Tiêu chuẩn kỹ thuật về đóng cọc nền cần tuân theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu
Công tác chuẩn bị
Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc trong đó nên lưu ý làm rõ các nội dung: Công nghệ thi công đóng/ép; Thiết bị dự định chọn; Kế hoạch đảm bảo chất lượng, trong đó nêu rõ trình tự hạ cọc dựa theo điều kiện đất nền, cách bố trí đài cọc, số lượng cọc trong đài, phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng, kiểm tra mối hàn, cách đo độ chối, biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường…; Dự kiến sự cố và cách xử lý; Tiến độ thi công…
Trước khi thi công hạ cọc cần tiến hành các công tác chuẩn bị như nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của chúng; thăm dò khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng; xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn; nghiệm thu mặt bằng thi công; lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và tọa độ các cọc cần thi công trên mặt bằng; kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc; kiểm tra kích thước thực tế của cọc; chuyên chở và sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công; đánh dấu chia đoạn lên thân cọc theo chiều dài cọc; tổ hợp các đoạn cọc trên mặt đất thành cây cọc theo thiết kế; đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng của cọc và đo độ chối của cọc.
Hàn nối các đoạn cọc
Chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi: kích thước các bản mã đúng với thiết kế; trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với nhau; bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.
Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, không được có những khuyết tật: kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế; chiều cao hoặc chiều rộng của mối hàn không đồng đều; đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, không ngấu, quá nhiệt, có chảy loang, lẫn xỉ, bị nứt…
Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn không có khuyết tật.
Hạ cọc bằng búa đóng và búa rung
– Nguyên tắc lựa chọn búa như sau:
+ Có đủ năng lượng để hạ cọc đến chiều sâu thiết kế với độ chối quy định trong thiết kế, xuyên qua các lớp đất dày kể cả tầng kẹp cứng;
+ Gây nên ứng suất động không lớn hơn ứng suất động cho phép của cọc để hạn chế khả năng gây nứt cọc;
+ Tổng số nhát đập hoặc tổng thời gian hạ cọc liên tục không được vượt quá giá trị khống chế trong thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng cọc bị mỏi;
+ Độ chối của cọc không nên quá nhỏ có thể làm hỏng đầu búa.
– Lựa chọn búa đóng cọc theo khả năng chịu tải của cọc trong thiết kế và trọng lượng cọc.
– Khi cần phải đóng xuyên qua các lớp đất chặt nên dùng các búa có năng lượng đập lớn hơn các trị số tính toán theo các công thức theo Tiêu chuẩn, hoặc có thể dùng biện pháp khoan dẫn trước khi đóng hoặc biện pháp xói nước.
– Loại búa rung hạ cọc chọn theo tỷ số K0/Qt tùy thuộc vào điều kiện đất nền và chiều sâu hạ cọc
– Khi rung hạ cọc tròn rỗng hoặc cọc dạng tấm cần có các biện pháp chống khả năng xuất hiện các vết nứt hoặc hư hỏng cọc:
+ Để tránh sự tăng áp suất không khí trong lòng cọc do đậy khít nên dùng chụp đầu cọc có các lỗ hổng có tổng diện tích không ít hơn 0,5 % diện tích tiết diện ngang của cọc;
+ Để tránh sinh ra áp lực thủy động nguy hiểm của nước trong đất lòng cọc có thể gây nứt rạn cọc-ống BTCT phải có biện pháp hút nước hoặc truyền không khí.
Để có thể dự báo trước những hư hỏng có thể xảy ra khi rung hạ cọc – ống nên dùng thiết bị đo gia tốc, trong trường hợp không có thiết bị thì tiến hành quan sát mức độ tiêu hao công suất búa (hoặc điện năng) và biên độ giao động của cọc. Nếu thấy công suất búa và biên độ giao động của cọc tăng, liên kết búa rung và đầu cọc vẫn khít mà tốc độ hạ cọc lại bị giảm thì chứng tỏ mũi cọc đã gặp chướng ngại; khi đó cần dừng máy, tìm cách loại bỏ chướng ngại bằng cách lấy đất lòng cọc và bơm rửa đáy cọc.
Khi rung hạ cọc trong cát và á cát ở giai đoạn cuối thì nên giảm tần số và rung cọc trong khoảng từ 7min đến 10 min ở độ sâu thiết kế để làm chặt đất trong lòng và xung quanh cọc.
– Khi rung hạ cọc bình thường tức là các thông số búa rung ổn định, cọc không gặp chướng ngại thì theo sự tăng tiến của chiều sâu, tốc độ hạ cọc, biên độ giao động và công suất máy sẽ bị giảm do ma sát bên của cọc tăng dần. Để tăng chiều sâu hạ cọc nên tăng công suất động cơ cho đến công suất thiết kế. Khi tốc độ hạ cọc giảm tới 2 cm/min đến 5 cm/min và biên độ giao động khoảng 5 mm thì cọc sẽ khó xuống tiếp; cần phải tiến hành xói nước hoặc lấy đất lòng cọc cùng với việc chạy hết công suất động cơ.
– Khi đóng cọc bằng búa phải dùng mũ cọc và đệm gỗ phù hợp với tiết diện ngang của cọc. Các khe hở giữa mặt bên của cọc và thành mũ cọc mỗi bên không nên vượt quá 1 cm.
Cần phải siết chặt cứng búa rung hạ cọc với cọc.
Khi nối các đoạn cọc tròn rỗng và cọc – ống phải đảm bảo độ đồng tâm của chúng. Khi cần thiết phải dùng bộ gá cố định và thiết bị dẫn hướng để tăng độ chính xác.
Khi thi công cọc ở vùng sông nước nên tiến hành khi
Giám sát và nghiệm thu,
Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư nên cùng Nhà thầu nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc tại hiện trường, lập biên bản nghiệm thu. Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn tranh chấp.
Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm động biến dạng lớn (PDA) để xác định nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.
Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi…, Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
– Hồ sơ thiết kế được duyệt;
– Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
– Chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc thương phẩm;
– Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;
– Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
– Các kết quả thí nghiệm động cọc đóng (đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);
– Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc- thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT) theo quy định của Thiết kế;
– Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc theo TCVN 9393:2012.