Việc cho phụ gia khác nhau mà người thi công có thể chế tạo ra bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao. Khi công trình hoàn thiện thì việc nghiệm thu bê tông cần những gì?
Mục lục bài viết
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia mới nhất"}" data-sheets-userformat="{"2":4285,"3":{"1":0},"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"15":"arial, sans, sans-serif"}">1. Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia là gì?
Phụ gia cho bê tông là những hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất chất vô cơ và chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp bê tông sẽ làm thay đổi tính chất công nghệ của bê tông tươi hay tính chất sử dụng của bê tông đã hóa rắn theo ý muốn. Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau mà người thi công có thể chế tạo ra bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu bê tông có phụ gia.
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia nêu rõ: thông tin các bên nghiệm thu, nội dung nghiệm thu…
Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia được lập ra để ghi chép lại toàn bộ nội dung buổi nghiệm thu bê tông có phụ gia, và là cơ sở để cơ quan làm việc cùng dựa vào đó mà làm việc.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
—————–
…., Ngày…. tháng …. năm ….
NGHIỆM THU BÊ TÔNG CÓ PHỤ GIA
Căn cứ …;
Căn cứ Bản hợp đồng số:…/HĐ…- …;
Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: Bên nghiệm thu ( Chủ đầu tư):
Người diện Ông/Bà: … Chức vụ:
Giám đốc Công ty: … Mã số thuế: …
Trụ sở chính: …
Số điện thoại liên hệ: …
Bên nhận công việc ( Nhà thầu …): Ông/Bà: … Chức vụ:
Nhà thầu Cơ quan: … CMND/CCCD số: … Ngày cấp: … Nơi cấp: … HKTT: …
Chỗ ở hiện nay: … Số điện thoại liên hệ: … Ngày…/…./….., các bên tiến hành nghiệm thu bê tông có phụ gia các nội dung sau: 1.Đối tượng nghiệm thu Nghiệm thu bê tông có phụ gia Tại địa điểm: …
2.Thời gian nghiệm thu Nghiệm thu bê tông có phụ gia trong thời gian: Bắt đầu hồi….h, ngày….tháng …..năm … Kết thúc vào …h, ngày … tháng…năm …
3.Nội dung cụ thể: – Loại bê tông : + Loại phụ gia sử dụng: …
+ Hỗn hợp bê tông: …
-Tiến hành nghiệm thu:
+Nghiệm thu cốt pha
+Nghiệm thu cốt thép
+Chất lượng bê tông
– Các nội dung khác: …
4.Kết luận …
Sau khi tiến kết thúc nghiệm thu các bên đi đến thống nhất và thực hiện việc ký tên xác nhận bên dưới.
Biên bản nghiệm thu này được lập thành…..bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản./.
CHỦ ĐẦU TỪ
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu bê tông có phụ gia mới nhất:
-Ghi rõ tên các thành phần nghiệm thu;
-Ghi rõ thời gian nghiệm thu;
-Ghi rõ nội dung nghiệm thu.
4. Một số phụ gia có trong bê tông:
-Tổng chi phí cho xây dựng giảm 15¸30%.
-Giảm tiếng ồn, giảm sự ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn lao động. Vì các lý do trên, việc nghiên cứu và sử dụng phụ gia là cần thiết. Nó thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất bê tông. Tính riêng từ năm …. tới nay, hàng năm có khoảng 70¸125 loại phụ gia mới ra đời.
Phụ gia được phân loại theo thành phần, theo công năng và theo các yêu cầu đặc biệt. Theo phân loại của Hiệp hội quốc gia về phụ gia (SYNAD) của pháp thì các loại phụ gia bê tông được phân loại như sau:
-Phụ gia cải biến tính lưu biến và hàm lượng khí
+ Chất tăng dẻo – giảm nước
+ Chất tăng dẻo – giữ nước
+ Chất cuốn khí.
-Phụ gia cải biến sự ninh kết và cứng rắn.
+ Tăng nhanh hoặc làm chậm ninh kết.
-Phụ gia cải biến độ bền đối với các tác dụng vật lý hoá học.
+ Chống đóng băng và chống nứt nẻ do đóng băng.
+ Kỵ nước bên trong
+ Sản phẩm bảo dưỡng.
Theo tiêu chuẩn Liên Xô (Nga) thì chia làm 3 loại phụ gia: phụ gia khoáng, phụ gia tạo bọt, phụ gia hoá học. Phụ gia hoá học được chia làm 9 nhóm.
Tiêu chuẩn ASTM C494-86 quy định 7 loại phụ gia hoá học và 4 loại phụ gia khoáng cho bê tông.
+Loại A: Giảm nước
Phụ gia giảm nước này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi dưới tác dụng của phương diện đầm. Phụ gia giảm nước là các sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức căng trên bề mặt bê tông hoặc ở giữa các mặt của chất lỏng của nước nói riêng. Chúng bôi trơn các hạt xi măng khiến cho các hạt xi măng sẽ không bị dính vào nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện cho việc làm ướt và thuỷ hoá.
Các chất giảm nước thông thường là:
– Lignosulfonat là các sản phẩm phụ của sản xuất giấy hay gọi là nước bã giấy bằng phương pháp hoá học, bao gồm việc làm tan lignin của gỗ bằng bisulfit tẩy rửa. Chất này được thể hiện dưới dạng một chất lỏng, hoặc dạng bột mịn, mịn hơn xi măng và có thể rễ ràng tan trong nước. Lignosulfonat cũng tham gia vào thành phần của các phụ gia khác như là phụ gia cuốn khí, chất làm chậm đông cứng hoặc các chất kỵ nước.
Cơ chế tác dụng của phụ gia giảm nước sửa
Tác dụng giảm nước do giảm sức căng bề mặt
Giảm nước do cuốn khí
Trong quá trình thi công khi làm giảm sức căng bề mặt của nước, các phần tử hoạt động bề mặt trong phụ gia thường làm tăng mức cuốn khí vào hỗn hợp bê tông trong quá trình trộn. Lượng khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông cũng có tác dụng làm tăng độ sụt. Bọt khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông được phân bố đều, có kích thước nhỏ và có tác dụng như các đệm trên đó các pha rắn trượt lên nhau rễ dàng hơn. Thông thường cứ tăng 1% lượng khí cuốn vào có thể giảm tương ứng 1% lượng nước trộn.
+Loại B: Chậm đông kết
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết là loại phụ gia mà khi cho vào hỗn hợp bê tông có tác dụng kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông. Các nguyên liệu thường có trong thành phần của phụ gia làm chậm đông cứng này là các chất hữu cơ thuộc các loại sau đây như: các Lignosulfonat canxi, natri và amonium, chúng chứa ít nhiều đường; các axit và các muối của axit hyđroxy cacboxilic; các hydrat cacbon: gluco, sacaro, tinh bột, xenlulô.
Tác dụng của các nguyên liệu này có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau phụ thuộc tính chất của ximăng và các liều lượng sử dụng. Có thể nói các chất làm chậm đông cứng giảm nhiều cường độ ở tất cả các ngày tuổi ban đầu và giảm nhiệt thuỷ hoá một cách tương ứng.
Lưu ý khi sử dụng phụ gia quá liều lượng thì sẽ có nguy cơ làm chậm đáng kể thời gian ninh kết và điều đó có thể không tỷ lệ thuận với lượng phụ gia pha vào.
Các chất kéo dài thời gian ninh kết được kiến nghị trong các trường hợp sau đây.
Thi công trong thời tiết nóng;
Vận chuyển đường dài;
Bê tông trộn sẵn;
Bê tông bơm;
Vữa trát phun;
Các tấm be tông mỏng tránh lộ cốt liệu sau khi đổ;
Thi công phụt
+Loại C: Đóng rắn nhanh
Loại phụ gia đông cứng nhanh là phụ gia mà khi người thi công công trình cho vào hỗn hợp bê tông thì nó có tác dụng rút ngắn thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông
Như vậy Việc dùng để trợ giúp đổ bê tông trong thời tiết lạnh, cho phép kết thúc việc đổ bê tông và có thể tháo dỡ ván khuôn sớm hơn so với việc không cho thêm phụ gia này. Loại phụ gia này có thể dùng trong điều kiện để trám chỗ rò rỉ do áp lực nước, kết thúc việc sữa chữa kết cấu sớm hơn.Tác dụng của loại phụ gia đóng rắng nhanh này làm tăng nhanh quá trình ninh kết, tăng nhanh cường độ bê tông trong thời gian ban đầu nhưng nó có thể làm giảm cường độ lâu dài của bê tông.
+Loại D: Hoá dẻo chậm đông kết
+Loại E: Hoá dẻo đóng rắn nhanh
+Loại F: Siêu dẻo
Phụ gia siêu dẻo là loại phụ gia có thể làm giảm lượng nước trong khi trộn hỗn hợp bê tông rất nhiều, nhưng phụ gia này khác với loại phụ gia giảm nước bình thường là nó không làm ảnh hưởng tới thời gian ninh kết của bê tông. Chính vì vậy nó có thể tạo ra các loại bê tông có độ linh động cao. Ở giai đoạn đầu tiên khi mới phát triển phụ gia siêu dẻo, tác dụng của phụ gia chỉ kéo dài trong thời gian 30 phút cho nên phải kiểm tra rất chặt chẽ thời điểm mà chất phụ gia được trộn vào bê tông. Thành phần hoá học của phụ gia này bao gồm các loại như:
Melamine formaldehyde
Naphthalene formaldehyde hoặc các loại khác.
Phụ gia siêu dẻo thường dùng với mục đích:
Tăng tính linh động của hỗn hợp bê tông mà vẫn giữ tỷ lệ N/X cố định.
Để tăng cường độ của bê tông thì những người thi công đã làm bằng cách giảm lượng nước. Thế hệ phụ gia siêu dẻo đầu tiên có thể giảm nước được 25%, sau nhiều lần nghiên cứu thì phụ gia siêu dẻo đã có loại giảm được 30% nước và có loại giảm được 40% nước.
Cải thiện việc đổ bê tông và đầm bê tông ở những vùng của cấu kiện bê tông bố trí dày đặc cốt thép và khó tiếp cận.
Sản xuất bê tông cường độ cao.
Trợ giúp cho việc bơm bê tông đi xa hơn và cao hơn.
Như vậy để tạo ra được bê tông có lượng phụ gia siêu dẻo đảm bảo chất lượng thì cần chọn loại thích hợp cho loại xi măng nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và với liều lượng theo điều kiện cụ thể, mặc dù bê tông có phụ gia siêu dẻo có thể tự làm bằng mặt nhưng vẫn phải được đầm chặt, và đặc biệt phải chú ý làm ván khuôn cho chặt khít tốt để bê tông không bị rỉ chảy ra ngoài do độ linh động cao.