Trong hoạt động kiểm định môi trường thì các mẫu vật sau khi được lấy sẽ được niêm phong lại. Các chủ thể lấy mẫu vật đến cơ quan thực hiện kiểm định môi trường. Trong trường hợp các cơ quan này tiếp nhận, chấp nhận thực hiện kiểm định thì giữa các chủ thể phải có biên bản ghi nhận lại hoạt động giao, nhận mẫu vật môi trường và mở niêm phong.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường là gì?
- 2 2. Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr) được dùng để làm gì?
- 3 2. Mẫu Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường:
- 4 3. Soạn thảo Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr):
- 5 4. Hoạt động mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường:
1. Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường là gì?
Tại Khoản 22 Điều 4 của Thông tư số 41/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Bộ Công an quy định kiểm định nước thải quy định như sau: “Mẫu vật môi trường là mẫu vật dưới dạng khí, chất lỏng, chất rắn, động vật, thực vật… thuộc thành phần môi trường cần thu thập tại hiện trường, để phân tích thành phần hóa, lý, sinh học… theo quy định, tiêu chuẩn hiện hành.” Như vậy, có thể hiểu mẫu vật môi trường chính là những mẫu được thu thập lại để cho mục đích phân tích, định lượng, so sánh với các tiêu chuẩn chung. Các mẫu vật đó có thể là những mẫu vật không khí, nước, chất rắn, đất,…..
Mở niêm phong mẫu vật môi trường là hoạt động gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín mẫu vật môi trường đối với mẫu vật môi trường được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với mẫu vật môi trường không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được.
Theo quy định hiện hành thì:
“1. Cảnh sát môi trường trực tiếp kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định phục vụ xác minh, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cụ thể:
a) Thu giữ, bảo quản, sử dụng vật chứng, mẫu vật về môi trường, tài nguyên, thực phẩm và các mẫu vật khác có liên quan.
Đối với vật chứng, mẫu vật cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu giữ; niêm phong phải có chữ ký của cán bộ thu giữ, của đại diện tổ chức, cá nhân có vật chứng, mẫu vật bị thu giữ. Trường hợp đại diện tổ chức, cá nhân có vật chứng, mẫu vật bị thu giữ vắng mặt thì phải lập biên bản về sự vắng mặt đó. Vật chứng, mẫu vật được niêm phong trong 2 trường hợp này có giá trị pháp lý như nhau. Cơ quan kiểm định, giám định khi tiếp nhận vật chứng, mẫu vật phải lập biên bản xác định tình trạng của niêm phong. Khi mở niêm phong phải có mặt đại diện cơ quan kiểm định, đại diện cơ quan thu mẫu, vật chứng;” (Khoản 1 Điều 11 Nghị định 105/2015/NĐ- CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.)
Như vậy, say khi mẫu vật môi trường được lấy thì các chủ thể lấy mẫu tiến hành niêm phong mẫu vật môi trường trong trường hợp cần phải tiến hành niêm phong. Sau khi niêm phong xong thì mẫu thu phải được chuyển ngay về cơ quan, đơn vị lưu giữ, kiểm định, giám định, trừ trường hợp không thể chuyển đến phòng thí nghiệm. Tại phòng thử nghiệm, đơn vị kiểm định tiến hành nhận mẫu kiểm định và mở niêm phong mẫu kiểm định đó. Và tại cơ quan kiểm định, giám định mẫu vật môi trường có trách nhiệm bắt buộc lập biên bản xác định tình trạng niêm phong và mở niêm phong.
Từ đó có thể hiểu Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr) là văn bản được lập khi tiến hành hoạt động giao, nhận và mở niêm phong mẫu vật môi trường (hay còn gọi là mẫu kiểm định) nhằm ghi lại các hoạt động diễn ra các hoạt động trong quá trình này. Văn bản này do cơ quan kiểm định, giám định mẫu vật và cơ quan thu mẫu vật môi trường lập.
2. Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr) được dùng để làm gì?
Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr) được dùng để các chủ thể tiến hành hoạt động giao, nhận mẫu kiểm định môi trường ghi lại các nội dung khi tiến hành hoạt động giao nhận cũng như nội dung tiến hành hoạt động mở niêm phong mẫu vật, thể hiện trạng thái của mẫu vật môi trường khi mở niêm phong. Đây cũng là văn bản được lưu trong hồ sơ kiểm định môi trường, là căn cứ để đối chiếu với văn bản niêm phong mẫu vật.
2. Mẫu Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường:
Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr) được quy định trong Phụ lục của Thông tư số 61/2012/TT-BCA ngày 16 ngày 10 năm 2012 của Bộ Công an quy định các loại biểu mẫu sử dụng trong hoạt động kiểm định môi trường phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Mẫu văn bản này như sau:
Mẫu 04-MTr
BH theo TT số …./2012/TT-BCA-C41 Ngày …/…/2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1) …………
…………
——–
Số: …../BB- ……
BIÊN BẢN
MỞ NIÊM PHONG VÀ GIAO, NHẬN MẪU VẬT MÔI TRƯỜNG
Căn cứ …………
Hồi ….. giờ…. phút, ngày ….. tháng ….. năm 20…, tại …………(2), chúng tôi gồm:
Bên giao: ………… (3)
Đại diện: Ông/ Bà: ……… Chức vụ: …………
Bên nhận: ……………. (4)
Đại diện: Ông/ Bà: ………. Chức vụ: …………
Đã tiến hành mở niêm phong và giao, nhận các mẫu vật kèm theo ………
Tình trạng mẫu vật (Ghi rõ cách đóng gói, bảo quản, tình trạng niêm phong trước khi mở; tên, ký hiệu, số lượng, khối lượng/ thể tích, chất lượng, cách bảo quản, đặc điểm chính của từng mẫu vật):
………………
Biên bản lập xong hồi … giờ … phút, ngày … tháng năm 20 ………(5), những người có tên trên đã đọc lại và cùng ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành 2 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
Đại diện bên nhận
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện bên giao
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Soạn thảo Biên bản mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường (04-MTr):
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan chủ trì lập biên bản.
(2) Ghi thời điểm, địa điểm tiến hành bàn giao mở niêm phong tài sản
(3) Ghi bên giao, và tên, chức vụ của người đại diện cho bên giao
(4) Ghi bên giao, và tên, chức vụ của người đại diện cho bên nhân
(5) Ghi thời điểm kết thúc giao nhận, mở niêm phong
4. Hoạt động mở niêm phong và giao, nhận mẫu vật môi trường:
Hoạt động niêm phong, mở niêm phong vật chứng nói chung và hoạt động niêm phong, mở niêm phong mẫu vật bảo môi trường nói chung phải bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hoạt động niêm phong, mở niêm phong cũng phải bảo đảm tiến hành nhanh chóng, kịp thời tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và hoạt động niêm phong, mở niêm phong mẫu vật môi trường bảo đảm tính nguyên vẹn của mẫu vật môi trường.
Để mở niêm phong, thì các chủ thể mở niêm phong cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mở niêm phong mẫu vật môi trường như chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện bảo quản mẫu vật môi trường sau khi mở niêm phong,…
Mở niêm phong mẫu vật môi trường được thực hiện theo các bước sau, đầu tiến đó chính là kiểm tra niêm phong của mẫu vật môi trường trước khi mở niêm phong; sau đó tiến hành gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín mẫu vật môi trường đối với mẫu vật môi trường được đóng gói hoặc đóng kín hoặc gỡ giấy niêm phong đối với mẫu vật môi trường không được đóng gói hoặc không được đóng kín. Đồng thời kiểm tra mẫu vật môi trường sau khi mở niêm phong.
Khi kết thúc mở niêm phong phải lập biên bản; biên bản phải mô tả đúng tình trạng niêm phong trước khi mở, thực trạng của mẫu vật môi trường sau khi mở niêm phong và có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ của người tổ chức, người tham gia mở niêm phong mẫu vật môi trường. Biên bản do người tổ chức thực hiện mở niêm phong mẫu vật môi trường lập, đưa vào hồ sơ vụ án và giao 01 bản cho người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến mẫu vật môi trường được niêm phong. Trường hợp kiểm tra niêm phong không còn nguyên vẹn, phải lập biên bản về tình trạng niêm phong của mẫu vật môi trường, thực trạng của mẫu vật môi trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Người tổ chức thực hiện mở niêm phong mẫu vật môi trường sẽ thực hiện tổ chức mở niêm phong mẫu vật môi trường . Đồng thời các chủ thể này cũng tiến hành các hoạt động như kiểm tra niêm phong trước khi mở niêm phong mẫu vật môi trường; mở niêm phong mẫu vật môi trường; kiểm tra mẫu vật môi trường sau khi mở niêm phong. Và các chủ thể này phải ký, ghi rõ họ tên vào biên bản mở niêm phong mẫu vật môi trường ; chú thích họ tên của người điểm chỉ (nếu có) vào biên bản mở niêm phong mẫu vật môi trường .
Đối với những người tham gia mở niêm phong vật chứng (nếu có) thì các chủ thể này có mặt tham gia mở niêm phong mẫu vật môi trường khi có yêu cầu của người tổ chức thực hiện mở niêm phong mẫu vật môi trường . Đồng thời, các chủ thể này chứng kiến quá trình mở niêm phong mẫu vật môi trường do các chủ thể tổ chức mở niêm phong tiến hành. Ngoài ra, những người làm chứng cũng có quyền tham gia kiểm tra niêm phong mẫu vật môi trường trước khi mở niêm phong vật chứng. Và người làm chứng cũng phải ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào biên bản mở niêm phong mẫu vật môi trường .