Niêm phong là một hoạt động vô cùng cần thiết nhằm bảo quản, lưu trữ những tài liệu, công cụ,... nói chung và trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính cũng vậy. Khi thuộc các trường hợp cần niêm phong thì cần tiến hành luôn hoạt động niêm phong, và tiến hành lập biên bản; đến khi mở niêm phong cũng cần phải lập thành biên bản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
- 2 2. Hoạt động niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
- 3 3. Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải mẫu MBB 08:
- 4 4. Soạn thảo Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
1. Biên bản Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hoạt động gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được.
Biên bản Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải mẫu MBB 08 là văn bản được lập khi tiến hành mở niêm phong đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ đã bị niêm phong trước đó.
Biên bản Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải mẫu MBB 08 được dùng để ghi nhận lại các tình tự tiến hành mở niêm phong cũng như thể hiện lại tình trạng của tang vật, phương tiện khi tiến hành mở niêm phong,… Trong biên bản này thể hiện các nội dung như chủ thể tham gia buổi mở niêm phong, các tang vật, phương tiện được mở niêm phong; tình trạng của tang vật, phương tiện khi mở niêm phong,…
2. Hoạt động niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Người tham gia mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bao gồm cá nhân/ đại diện của tổ chức có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ đã được niêm phong; chủ thể có thẩm quyền tiến hành mở niêm phong, người chứng kiến, có thể là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc các cá nhân khác; cá nhân/ đại diện cơ quan quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được niêm phong trong những trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.
Để chuẩn bị mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người chủ trì tổ chức thực hiện mở niêm phong mời, triệu tập người tham gia mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có mặt đúng thời gian, địa điểm được mời, triệu tập để thực hiện mở niêm phong. Đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các bước thực hiện mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, đầu tiên là tiến hành kiểm tra niêm phong của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trước khi mở niêm phong; tiếp theo là tiến hành gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được đóng gói hoặc đóng kín. Sau đó thực hiện hoạt động gỡ giấy niêm phong đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không được đóng gói hoặc không được đóng kín và tiến hành kiểm tra tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi mở niêm phong.
Khi kết thúc mở niêm phong phải lập biên bản mở niêm phong. Trong biên bản mở niêm phong phải mô tả đúng tình trạng niêm phong trước khi mở, thực trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi mở niêm phong và cuối biên bản có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên của người điểm chỉ) của người tổ chức, người tham gia mở niêm phong. Trong trường hợp kiểm tra niêm phong không còn nguyên vẹn, thì người chủ trì mở niêm phong phải lập biên bản về tình trạng niêm phong của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, miêu tả thực trạng của vật chứng để điều tra, làm rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải mẫu MBB 08:
Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải mẫu MBB 08 được quy định trong Phụ lục của Thông tư số 08/2018/TT-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2018 (Hiện đã hết hiệu lực) của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải. Mẫu biên bản như sau:
MBB 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN (1)
——-
Số: ……./BB-MNPTG
BIÊN BẢN
Mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải *
Căn cứ (2)………
Hôm nay, hồi …..giờ…. phút, ngày ……./…../……, tại (3)………
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……Chức vụ: ……..
Cơ quan: ……….
2. Với sự chứng kiến của:
a) Họ và tên: …….Nghề nghiệp: …….
Nơi ở hiện nay: ………
b) Họ và tên: …… Nghề nghiệp: …..
Cơ quan: ………
3. (ông (bà)/tổ chức) có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ đã được niêm phong:
(1. Họ và tên): ……Giới tính:……….
Ngày, tháng, năm sinh: …../…./………….. Quốc tịch:……..
Nghề nghiệp: ………
Nơi ở hiện tại:…….
Số định danh cá nhân/GCNKNCM/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …../….. /……;
Nơi cấp: ……….
(1. Tên tổ chức vi phạm): ………
Địa chỉ trụ sở chính: ……….
Mã số doanh nghiệp: ……..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……..
Ngày cấp: …./……./…….;…….nơi cấp:…..
Người đại diện theo pháp luật (4): ….Giới tính:…..
Chức danh (5):………
4. Người có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Họ và tên: …….Chức vụ: ……
Cơ quan: ………….
Tiến hành mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số…../QĐ-TGTVPTGPCC ngày……/……./…….. của (6)……
Tình trạng của niêm phong trước khi mở vẫn còn nguyên vẹn, không bị rách rời hoặc chắp vá.
Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được mở niêm phong, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ……..
Số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được mở niêm phong nói trên vẫn đầy đủ về số lượng, đúng chủng loại và vẫn giữ nguyên tình trạng như khi tiến hành niêm phong theo Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính số:…../BB-NPTG lập ngày…./….. / …….
Biên bản lập xong hồi… giờ… phút, ngày ……./……/……., gồm… tờ, được lập thành… bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (7)….là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, giao cho ông (bà) (8)……. 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI MỞ NIÊM PHONG
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
4. Soạn thảo Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải mẫu MBB 08 được hướng dẫn soạn thảo như sau:
* Mẫu này được sử dụng để mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
(2) Ghi rõ các tài liệu được căn cứ như; Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;….
(3) Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan làm việc của người mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp, tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính.
(7) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(8) Ghi họ và tên của người được giao trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.