Trộm cắp tài sản là một trong những hành động đang xâm hại quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Đối với trường hợp doanh nghiệp bị trộm mất tài sản thì cần có những hoạt động kịp thời ghi nhận sự kiện này, cụ thể là lập biên bản mất trộm tài sản công ty.Vậy, Mẫu biên bản mất trộm tài sản công ty mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản mất trộm tài sản công ty mới nhất:
Công ty khi được thành lập và đưa vào hoạt động thì cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng được chủ doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh lợi nhuận. Thông thường những tài sản này được sử dụng có giá trị cao nên khả năng bị những đối tượng xấu để ý và có hành động trộm cắp. Để có thể kịp thời nắm bắt tình hình và có phương hướng giải quyết thì công ty cần nhanh chóng lập mẫu biên bản mất trộm tài sản để ghi nhận sự kiện này.
Mẫu biên bản mất trộm tài sản công ty được biết đến là mẫu văn bản được lập ra nhằm ghi chép lại sự việc mất tài sản. Việc lập ra biên bản này sẽ được thực hiện trong các cuộc họp, có sự tham gia của người lập biên bản, người báo mất tài sản và người làm chứng. Pháp luật hiện hành không có ban hành mẫu sẵn để doanh nghiệp sur dụng nhưng mẫu biên bản này cũng hoàn toàn có thể tự soạn hoặc sử dụng mẫu có sẵn được cá nhân, tổ chức khác soạn thảo. Nhưng cần lựa chọn mẫu có chứa đầy đủ các thông tin dưới đây:
+ Thể hiện được thời gian, địa điểm lập biên bản khi phát hiện ra vụ việc trộm mất tài sản;
+ Trong biên bản này cũng không thể thiếu được thông tin người lập biên bản (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác);
+ Ghi nhận đầy đủ và chính xác thông tin người báo mất tài sản gồm các thông tin: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại…
+ Thể hiện được nội dung biên bản: Gồm các thông tin về tài sản bị mất, số lượng, giá trị tài sản, cách thức và phương hướng giải quyết…
+ Thời gian lập xong biên bản, chữ ký xác nhận của các bên khi có tham gia lập biên bản.
Trong bài viết này, Luật Dương Gia cung cấp đến bạn đọc mẫu biên bản mất tài sản công ty để giải quyết tình trạng bị mất cắp tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
….., ngày….tháng….năm…..
BIÊN BẢN MẤT TÀI SẢN CÔNG TY
Hôm nay, vào lúc…giờ…phút, ngày…tháng…năm ….tại.…..
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà):.…Chức vụ……Đơn vị: ……
2. Ông(bà):..… Chức vụ……Đơn vị:…….
Cùng tiến hành lập biên bản về việc làm mất tài sản công ty đối với nhân viên trực bảo vệ:
Ông (Bà):…… Sinh ngày: .…./…../..…
Số CMND:…..Ngày cấp:…/…/…Nơi cấp:…….
Hộ khẩu TT (theo CMND): ……
Chỗ ở hiện nay:…….
Điện thoại:…….
Nội dung:
STT | TÀI SẢN BỊ MẤT | PHÒNG BAN | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
Ông (bà):…… đã trình báo với cấp trên tại ……. vào hồi…..giờ…. Vậy chúng tôi tiến hành lập biên bản này để làm căn cứ giải quyết các vấn đề có liên quan sau này.
– Hướng xử lý vụ việc: ……
Biên bản lập xong vào lúc …… giờ …… phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe và đồng ý ký tên.
NGƯỜI BÁO MẤT TÀI SẢN (Kí và ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Kí và ghi rõ họ tên) | NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Kí và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng giải quyết khi bị mất tài sản?
- Trường hợp 1: Công ty tự giải quyết
Trường hợp này sẽ được diễn ra nếu thông qua việc trích xuất camera, bắt được quả tang hoặc có bất kỳ chứng cứ hợp pháp nào xác định chính xác người trộm cắp là cá nhân làm việc trong công ty, hoặc cá nhân khác nhưng không muốn đưa người này giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền thì tự thương lượng và tìm hướng giải quyết phù hợp nhất.
- Trường hợp 2: Nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền
Hành vi của cá nhân trộm cắp tài sản công ty là đang vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp nên đại diện doanh nghiệp có thể tố cáo, tố giác về tội phạm. Cá nhân sẽ soạn thảo đơn tố cáo hành động này và gửi tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Cơ quan này khi tiếp nhận đơn trình báo, tố cáo thì phải có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận. Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 về cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Tiến hành gửi đơn đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Hoặc có thể lựa chọn cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Hơn nữa, tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC cũng đã có những quy định liệt kê đầy đủ về các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm:
+ Cơ quan điều tra cũng có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khi nhận được thông tin tội phạm, nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết, thành lập đội điều tra để kịp thời xử lý người phạm tội;
+ Pháp luât cũng trao quyền này cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Hoặc gửi thông tin đến Viện kiểm sát các cấp;
+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Với quy định nêu trên, doanh nghiệp khi mất tài sản, có thể trình báo tại các cơ quan như: Cơ quan điều tra như Công an, Viện Kiểm sát; Các cơ quan, tổ chức khác như Công an xã/phường, Tòa án, cơ quan báo chí. Một khi đã tiếp nhận đơn từ của doanh nghiệp thì cơ quan này không được phép từ chối và thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng quy định.
3. Nhân viên lấy trộm tài sản công ty có thể đối diện với hình thức xử lý nào?
- Thứ nhất, Xử lý kỷ luật sa thải:
Cá nhân tham gia làm việc cho doanh nghiệp mà có hành vi trộm cắp là thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật, cụ thể hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 125
Về lĩnh vực lao động thì khi doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở chứng minh nhân viên thực hiện hành vi lấy trộm tài sản tại nơi làm việc thì có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người này. Trình tự thủ tục để áp dụng hình thức kỷ luật cần đảm bảo đúng theo hướng dẫn của văn bản pháp luật có liên quan.
- Thứ hai, Xử phạt hành chính đối với nhân viên lấy trộm tài sản công ty:
Đối với hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự thì có thể bị áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản của công ty được quy định như sau: Cá nhân phải nộp phạt tiền với mức từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tham gia vào việc trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
Ngoài việc phải chịu mức phạt tiền đã nêu trên thì trong một số trường hợp còn chịu hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Có thể bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
+ Đối với người vi phạm hành chính mà là người nước ngoài thì còn bị trục xuất về nước khi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
- Thứ ba, nếu hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự 2015 thì người nhân viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về loại tội này.
THAM KHẢO THÊM: