Tại cuộc họp toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động để lấy ý kiến đóng góp về nội dung Nội quy lao động thì phải lập thành biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động có sự xác nhận của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và đại diện lãnh đạo công ty, tổ chức.
Mục lục bài viết
1. Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động là gì?
Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động là mẫu biên bản được lập ra tại cuộc họp toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động dưới sự chủ trì của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và đại diện lãnh đạo công ty, tổ chức để lấy ý kiến đóng góp và ghi nhận về nội dung Nội quy lao động năm…
Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động là văn bản chứa đựng những thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất,…
2. Mẫu biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động:
CÔNG TY ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************************
Địa danh, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN
Lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung Nội quy lao động
Hôm nay, vào lúc ..… giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm….., tại trụ sở Công ty …
Dưới sự chủ trì của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và đại diện lãnh đạo công ty, tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động để lấy ý kiến đóng góp về nội dung Nội quy lao động năm…
I. Thành phần tham dự
1. Đại diện Công ty:
Ông/Bà: ….. Chức vụ: …..
2. Đại diện tập thể người lao động:
Ông/Bà: ……….. Chức vụ: ….
3. Tập thể người lao động:
Tổng số cán bộ, công nhân viên và lao động của doanh nghiệp: ….. người.
II. Nội dung cuộc họp
1. Ông/Bà ……. thay mặt Ban Giám đốc và toàn thể người lao động đọc Nội quy lao động.
2. Phương thức lấy ý kiến:
– Lấy ý kiến toàn thể công nhân viên chức và lao động thông qua chữ ký: …….
– Lấy ý kiến toàn thể công nhân viên chức và lao động thông qua biểu quyết: …….
(Đánh dấu X vào nội dung được chọn)
3. Số người tán thành nội dung Nội quy lao động: ………… người
Tỷ lệ: ……….%
4. Số người không tán thành nội dung Nội quy lao động: ………. người
Tỷ lệ: ……….%
5. Những điều khoản không tán thành:
– …
– ….
(Tại từng điều, khoản không tán thành, doanh nghiệp ghi rõ tỷ lệ % không tán thành)
Lý do: …
III. Kết luận
Sau khi nghe ý kiến của các bên, Ông/Bà …… đại diện Công ty kết luận các nội dung sau:
– Ghi nhận, xem xét lại các điều khoản không tán thành và lý do để có sự chỉnh sửa phù hợp, đúng pháp luật.
– Yêu cầu các cá nhân, cơ quan có trách nhiệm xây dựng Nội quy lao động đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan, soạn thảo các tài liệu, hồ sơ cần thiết trình Giám đốc ký ban hành.
Cuộc họp kết thúc vào … giờ… cùng ngày. Biên bản này đã được đọc lại cho những người tham dự nghe, hiểu rõ, đồng ý ký tên.
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản kèm theo hồ sơ đăng ký Nội quy lao động, 01 bản lưu tại hồ sơ Công ty./.
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Chủ tịch BCH Công đoàn
(Xác nhận, ký, ghi rõ họ tên)
Người ghi biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động:
Phần nội dung của biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động yêu cầu người lập biên bản phải đáp ứng những nội dung sau đây: những thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất,…Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động phải được công khai minh bạch và được thông qua với sự xác nhận của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và đại diện lãnh đạo công ty, tổ chức và người lập biên bản.
4. Quy định về Nội quy lao động:
4.1. Kỷ luật lao động thường được quy định những nội dung nào?
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trật tự tại nơi làm việc;
+ An toàn, vệ sinh lao động;
+ Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
+Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với
+ Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
+ Trách nhiệm vật chất;
+ Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Và chính phủ quy định chi tiết Nội quy lao động.
4.2. Quy định về Đăng ký nội quy lao động:
Được quy định tại Điều 119,
“1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.”
Như điều luật bên trên thì khi tổ chức, cá nhân sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Đồng thời, sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký nội quy lao động với Cơ quan Nhà nước.
4.3. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
-Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
– Nội quy lao động;
-Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật Lao động 2019 nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.
Hoạt động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
4.4. Những chính sách của Nhà nước về lao động đối với người lao động:
Dựa vào những quy định tại Bộ luật Lao động 2019 ta có thể thấy những chính sách bao gồm:
+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
+ Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
+ Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
+Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
+ Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.