Trong hoạt động nghiệm thu công việc, các thành phần tham gia nghiệm thu có thể tiến hành hoạt động lấy mẫu hiện trường. Khi tiến hành lấy mẫu hiện trường, thì các thành phần tham gia phải tiến hành ghi biên bản lấy mẫu hiện trường.
Mục lục bài viết
1. Biên bản lấy mẫu hiện trường là gì và dùng để làm gì?
Biên bản lấy mẫu hiện trường là văn bản do các chủ thể tiến hành hoạt động nghiệm thu công việc xây dựng lập khi tiến hành lấy mẫu hiện trường.
Biên bản lấy mẫu hiện trường được dùng để ghi nhận lại hoạt động lấy mẫu hiện trường khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng.
Trong biên bản lấy mẫu hiện trường nêu rõ công trình, hạng mục, thành phần tham gia, thời gian lấy mẫu, nội dung lấy mẫu…
2. Chủ thể lập biên bản lấy mẫu hiện trường là ai?
Như đã nói ở trên, chủ thể tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng sẽ tiến hành lấy mẫu hiện trường, do đó họ sẽ là những chủ thể tiến hành lập biên bản lấy mẫu hiện trường gồm:
– Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
Trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC thì thành phần tham gia lấy mẫu hiện trường
– Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký
– Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký
3. Mẫu biên bản lấy mẫu hiện trường và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN LẤY MẪU HIỆN TRƯỜNG
(Kèm theo biên bản nghiệm thu công việc số ……, ngày…..tháng……năm…..)
Công trình: ….. (ghi tên công trình xây dựng tiến hành nghiệm thu)
Hạng mục: ….. (ghi tên hạng mục)
I. Thành phần tham gia:
Đại diện đơn vị thí nghiệm: …..
– Ông: ……. Chức vụ: …. (ghi tên đại diện và chức vụ của họ)
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát) ….
– Ông: …… Chức vụ: …. (ghi tên đại diện và chức vụ của họ)
Đại diện Nhà thầu thi công: ……
– Ông: …..Chức vụ: ….(ghi tên đại diện và chức vụ của họ)
II. Thời gian lấy mẫu :
Bắt đầu: …….giờ……ngày…….tháng…..năm…..
Kết thúc: …….giờ…..ngày….tháng…..năm…..
Tại công trình: …….
III. Nội dung lấy mẫu:
1. Mục đích lấy mẫu: (Ghi rõ lấy mẫu hiện trường để làm gì?)
2. Tên mẫu: …..
3. Phương pháp lấy mẫu:
4. Số lượng (khối lượng mẫu):
– Mẫu thí nghiệm:
– Mẫu bảo lưu (số lượng mẫu và nơi bảo lưu mẫu):
5. Tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng: (Ghi rõ tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng?)
Đánh giá: (Đánh giá công tác lấy mẫu có tuân thủ đúng các qui định hay không?)
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
THÍ NGHIỆM VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Quy định về hoạt động lấy mẫu hiện trường, thí nghiệm hiện trường trong xây dựng công trình:
Tại Nghị định số 06/2021/NĐ- CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về hoạt động thí nghiệm hiện trường như sau:
“Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của
Tại Điều 5 quy định chi tiết hơn về thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
“1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật,
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.”
Như vậy, hoạt động lấy mẫu hiện trường phải tuân theo kế hoạch thí nghiệm do nhà thầu lập.