Theo quy định của Luật doanh nghiệp mỗi cơ sở kinh danh cần phải được cấp giấy phép kinh doanh để đưa vào hoạt động. Chủ sở hữu phải nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh để tiến hành đăng ký.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi cá nhân, tổ chức đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Về mặt pháp lý, các đối tượng được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Mẫu biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh là mẫu biên bản ghi chép lại thông tin thành phần phòng Đăng ký kinh doanh tham gia làm việc, thông tin người đại diện cho công ty TNHH/CP tham gia vào buổi làm việc và nội dung làm việc của phòng đăng ký kinh doanh
Mẫu biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận toàn bộ thông tin thành phần phòng Đăng ký kinh doanh tham gia làm việc, thông tin người đại diện cho công ty TNHH/CP tham gia vào buổi làm việc và nội dung làm việc của phòng đăng ký kinh doanh, những đề nghị được nêu trong buổi làm việc
2. Biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh:
Nội dung biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
———–———–———–
… , ngày …… tháng ….. năm 20….
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
———–
Số: …../BB
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
—————
Hôm nay, hồi …… ngày……., tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh …
1. Đại diện phòng Đăng ký kinh doanh
– Ông …… chức vụ Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh
– Ông …… chức vụ Phó trưởng phòng Đăng ký kinh doanh
– Ông …… chức vụ Chuyên viên phòng Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư
2. Đại diện Công ty TNHH/CP …
Mã số doanh nghiệp: ……
Địa chỉ trụ sở chính: …
Do Bà …
Chức danh: Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng thành viên
3. Nội dung làm việc
Người đại diện theo pháp luật công ty giải trình những vấn đề liên quan đến kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ ……của Công ty TNHH/CP …
Ý kiến giải trình của bà …… như sau:
Thứ nhất, trong hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp thay đổi lần thứ …. có 02 phiếu thu như sau:
Phiếu thu số 02/11 ngày 27 tháng 11 năm ….
Nội dung nộp tiền: Bổ sung tiền vốn góp theo QĐ số 02 QĐ/HĐTV ngày 26/11/…. về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH/CP ……
Số tiền: ……(Bằng chữ…………..)Phiếu thu số 03/11 ngày 27 tháng 11 năm….
Nội dung nộp tiền: Bổ sung tiền vốn góp theo QĐ số 02 QĐ/HĐTV ngày 26/11/….. về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH/CP ……
Số tiền: ……(Bằng chữ…………..)
Cả 02 phiếu thu trên đều đã có chứ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ, người nộp tiền và đóng dấu công ty. Tuy nhiên, phiếu thu số 03/11 ngày 27 tháng 11 năm ….. là phiếu thu khống do tôi đứng tên là người nộp tiền, nhưng từ ngày đó tới nay tôi chưa nộp tiền vào công ty. Việc tôi ký vào Phiếu thu chỉ nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần ……, nên hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần …… mà công ty đã thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư có nội dung kê khai không trung thực.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Hội đồng thành viên chưa có Biên bản họp và quyết định nào bổ nhiệm ông …… giữ chức danh thủ quỹ công ty. Hiện nay, tôi vẫn là người đại diện theo pháp luật của công ty, đã được đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ .. ngày .. tháng .. năm…, hiện nay Công ty chưa có Quyết định cử người khác thay thế bà …… phụ trách kế toán và chưa có Quyết định cử người khác thay bà … thủ quỹ công ty.
4. Đề nghị
Vì những lý do trên, tôi đề nghị:………
Buổi làm việc kết thúc vào hồi …… ngày …………… Biên bản đã đọc lại cho các bên cùng nghe ký tên dưới đây và được lập thành 02 bản: 01 bản lưu đơn vị làm việc, 01 bản lưu phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình ./.
ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh:
– Tên biên bản: Biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh
– Thời gian lập biên bản
– Đại diện phòng đăng ký kinh doanh
– Đại diện công ty TNHH/CP
– Nội dung biên bản
– Đề nghị
– Đại diện ký xác nhận
4. Các lạo hình đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp:
Hiện nay, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, khi thực hiện tiến hành kinh doanh trên thị trường, người kinh doanh thường chọn một số loại hình kinh doanh sau:
Căn cứ pháp lý :
– Nghị định số: 108/2018/NĐ-CP.
4.1. Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp:
Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Vì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên ó toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác và có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
4.2. Thành lập công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Nhưng được phép nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty
Ưu điểm khi thành lập công ty hợp danh
Do số lượng thành viên của công ty hợp danh ít nên dẽ dàng trong quản lý cơ cấu tổ chức, điều hành đối với chủ đầu tư
Nhược điểm khi thành lập công ty hợp danh
Hạn chế của công ty hợp danh là thành viên trong công ty phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn dã cam kết nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Và công ty hợp danh không được phát hành các loại chứng khoán dẫn đến việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế.
Trong thời hạn 02 năm khi chấm dứt tư cách là thành viên hợp danh thì vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
4.3. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ưu điểm khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Các thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn và chủ đầu tư;
– Số lượng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ cần có 02 thành viên tiến hành góp vốn là đã có thể mở công ty TNHH 2 thành viên;
– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ, phải có sự đồng ý của các thành viên khác đồng ý nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Số lượng thành viên bị hạn chế bởi chỉ được phép từ 02 người trở lên đến tối đa là 50 người
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng không được phép phát hành cổ phiếu để dùng vào huy động vốn
4.4. Thành lập công ty TNHH 1 thành viên:
Ưu điểm khi thành lập công ty
– Công ty TNHH 1 thành viên do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ công ty có thể quyết định mọi vấn đề, hoạt động của công ty và dễ dàng quản lý, kiểm soát tình hình công ty
– Công ty TNHH do có một chủ sở hữu duy nhất nên chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp của công ty do công ty có tư cách pháp nhân chính vì vậy hạn chế được rủi do về mặt tài sản
Hạn chế của công ty
– Vì chỉ có một thành viên và công ty cũng không được quyền phát hành cổ phiếu nên công ty sẽ gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư
– Nếu muốn huy động vốn cần chuyển đổi loại hình kinh doanh
4.5. Thành lập công ty cổ phần:
Ưu điểm của công ty cổ phần
– Dễ dàng huy động vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu
– Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn do đó, các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
Hạn chế của công ty cổ phần
Bởi công ty cổ phần ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán nên quá trình quản lý, điều hành gặp nhiều phức tạp
– Do số lượng cổ đông nhiều, khi giải quyết vấn đề của công ty sẽ bị chậm trễ, không đạt hiệu quả vì tiến hành họp đại hội đồng cổ đông là tương đối khó khăn
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu biên bản làm việc của phòng đăng ký kinh doanh, hướng dẫn lập biên bản và thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp!