Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán là gì?
Mẫu biên làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán là mẫu biên bản ghi chép lại thông tin và nội dung công việc
Mẫu biên bản làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về công tác làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán
2. Biên bản làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán mới nhất:
– Tên biên bản: Biên bản làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản ghi chép làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán như sau:
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
ĐOÀN THANH TRA… (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Hôm nay, hồi ……. giờ …. ngày ….. tháng …….. năm ……, tại … (2) Đoàn thanh tra đã tiến hành làm việc với ……(3) về …(4)
I. Thành phần gồm có:
1. Đại diện Đoàn thanh tra:
– Ông (bà) ……chức vụ ……
– Ông (bà) …… chức vụ …
2. Đại diện ……(5):
– Ông (bà) …… chức vụ …
– Ông (bà) ……chức vụ ……
II. Nội dung:
……(6)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi ….. giờ …. ngày ……. tháng ……. năm ……
Biên bản này được lập thành……. bản (7), mỗi bên giữ một bản và đã đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀM VIỆC
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP BIÊN BẢN LÀM VIỆC
1. Mục đích sử dụng
Dùng để ghi chép nội dung, kết quả làm việc với đối tượng thanh tra, bộ phận hoặc người được đối tượng thanh tra giao nhiệm vụ làm việc với Đoàn thanh tra và đối tượng liên quan (nếu có); làm căn cứ pháp lý cho việc lập Biên bản, Báo cáo, Kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra.
2. Phương pháp ghi chép
(1) Tên Đoàn thanh tra ghi theo Quyết định thanh tra;
(2) Địa điểm làm việc;
(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân làm việc;
(4) Ghi nội dung của buổi làm việc;
(5) Tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm việc với Đoàn thanh tra;
(6) Ghi cụ thể từng nội dung, kết quả làm việc; ý kiến giải trình, ý kiến chưa thống nhất của đối tượng làm việc.
(7) Ghi số lượng bản.
3. Hướng dẫn lập biên bản làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán mới nhất:
– Tên biên bản: Biên bản làm việc của đoàn thanh tra kiểm toán
– Thời gian tiến hành lập biên bản
– Thông tin cá nhân, cơ quan, tổ chức làm việc
– Thành phần gia đoàn thanh tra: Họ tên, chức vụ
– Nội dung của buổi làm việc
– Thời gian kết thúc biên bản
– Đại diện ký tên
4. Hoạt động của đoàn thanh tra kiểm toán:
Căn cứ vào quyết định số 158/QĐ-KTNN quy định về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước:
Đoàn thanh tra hoạt động theo các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của KTNN, bảo đảm chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực;
2. Không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan.
2. Địa điểm thanh tra
Theo yêu cầu và tính chất của từng Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra KTNN làm việc tại các địa điểm sau:
1. Tại KTNN và các đơn vị trực thuộc KTNN;
2. Tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra;
3. Những địa điểm khác có liên quan đến hoạt động thanh tra.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra
1. Đối với Người có thẩm quyền ký quyết định thanh tra
Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Đối với thành viên Đoàn thanh tra
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
b) Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
c) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
d) Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
e) Nhận hối lộ.
3. Đối với đối tượng thanh tra
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra.
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
d) Đưa, môi giới hối lộ.
4. Thành lập và giải thể Đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra của KTNN theo kế hoạch thanh tra hàng năm đã được Tổng KTNN phê duyệt; thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; theo yêu cầu của Tổng KTNN.
2. Đoàn thanh tra tự giải thể sau khi phát hành Kết luận thanh tra và phải chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra.
5. Thành phần đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn và các thành viên.
2. Tổ thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra khi cần thiết, Tổ thanh tra có Tổ trưởng và các thành viên.
6. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn thanh tra
1. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn
Trưởng đoàn thanh tra phải là Trưởng phòng trở lên hoặc từ Thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên và phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
c) Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
2. Tiêu chuẩn của Phó trưởng đoàn thanh tra
Phó trưởng đoàn thanh tra phải là Phó trưởng phòng trở lên hoặc từ Thanh tra viên và tương đương trở lên, các tiêu chuẩn khác như quy định đối với Trưởng đoàn thanh tra.
7. Tiêu chuẩn của Tổ trưởng tổ thanh tra
Tổ trưởng tổ thanh tra phải là Thanh tra viên hoặc tương đương trở lên và phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
2. Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
Căn cứ vào quyết định số 158/QĐ-KTNN quy định về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra
8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
b) Xây dựng đề cương và yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn thanh tra.
d) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
đ) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Đoàn thanh tra; quản lý các thành viên Đoàn thanh tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
e) Lập biên bản thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra, ghi nhật ký Đoàn thanh tra.
g) Tổ chức việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra.
h) Thường xuyên báo cáo với Người ký quyết định thanh tra về tình hình hoạt động của Đoàn thanh tra, kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
2. Quyền hạn
a) Kiến nghị với Người ký quyết định thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra.
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
d) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật và các hiện vật, giấy tờ khác liên quan đến hành vi vi phạm khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý.
đ) Đề nghị Tổng KTNN quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật; đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
e) Kiến nghị Người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng đoàn thanh tra
1. Phó trưởng đoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo sự phân công cụ thể của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Khi được Trưởng đoàn thanh tra giao chỉ đạo, điều hành đoàn thanh tra bằng văn bản, Phó trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn như Trưởng đoàn thanh tra.