Biên bản này là một tài liệu quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác giữa các bên tham gia hợp đồng. Dưới đây là bài viết về Mẫu biên bản làm việc ba bên và hướng dẫn cách lập chuẩn.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản làm việc ba bên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…………, ngày…..tháng…….năm 20…..
BIÊN BẢN LÀM VIỆC BA BÊN
(V/v: ……….)
Hôm nay, ngày….. tháng….. năm ……,chúng tôi gồm các bên sau:
BÊN A: (………)
Tên công ty:………
Mã số doanh nghiệp:………
Trụ sở chính:……
Điện thoại:……..Email:………
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:……… Chức vụ:………
BÊN B: (………)
Tên công ty:………
Mã số doanh nghiệp:………
Trụ sở chính…………
Điện thoại:…….. Email:………
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:…….. Chức vụ:………
BÊN C: (………)
Tên công ty:………
Mã số doanh nghiệp:……
Trụ sở chính…………
Điện thoại:…….. Email:………
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:……… Chức vụ:………
Sau quá trình bàn bạc chúng tôi đã đi đến thống nhất các nội dung buổi làm việc ngày …./…./….. tại địa điểm…………như sau:
…………
Buổi làm việc kết thúc vào hồi….h, ngày…tháng…năm …
Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dụng của Biên bản và điều khoản của Hợp đồng đã xác lập giữa các bên. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và đảm bảo quyền lợi của các bên.
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong Biên bản này.
Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN C |
2. Biên bản làm việc là gì?
Biên bản làm việc giữa ba (hay còn được gọi là biên bản ghi nhận cuộc họp giữa ba) là một tài liệu ghi lại những nội dung chính của một cuộc họp giữa ba người hoặc ba bên. Biên bản này bao gồm những thông tin như thời gian, địa điểm của cuộc họp, những vấn đề được thảo luận và quyết định trong cuộc họp, cũng như những cam kết và hành động tiếp theo của các bên.
Biên bản này là một tài liệu quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác giữa các bên tham gia, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong các quyết định và cam kết của cuộc họp. Nó cũng là một công cụ hữu ích để đánh giá tiến độ và quản lý các hoạt động trong tương lai.
Biên bản làm việc giữa ba bên là một tài liệu ghi lại các thỏa thuận, quyết định và cam kết giữa ba bên trong một cuộc họp làm việc. Các bên thường bao gồm nhà tuyển dụng, đại diện lao động và cơ quan quản lý lao động (nếu có).
Mục đích của biên bản làm việc giữa ba bên là đảm bảo sự hiểu biết và đồng ý về các điều kiện làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình làm việc. Nó cũng có thể được sử dụng để định rõ trách nhiệm của các bên trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc khi cần thiết để giải quyết các vấn đề trong quá trình làm việc.
Biên bản làm việc giữa ba bên thường được sử dụng khi có sự thay đổi về điều kiện làm việc, như khi ký
3. Hướng dẫn cách lập Biên bản làm việc ba bên cụ thể:
3.1. Phần mở đầu biên bản:
Trong biên bản làm việc ba bên cần phải có những thành phần và nội dung cơ bản sau đây:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: đây là yếu tố quan trong biên bản hành chính và cần được trình bày đầy đủ
– Tiếp theo là tên của văn bản và thời gian lập biên bản
Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BIÊN BẢN HỢP TÁC BA BÊN
….., ngày tháng … năm …..
– Sau đó là nội dung Các thành phần tham dự buổi gặp gỡ và hợp tác giữa các bên. Trong đó lưu ý cần ghi gần đủ thông tin của các bên gồm: tên cơ quan, tổ chức; trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; tên, chức vụ người đại diện của cơ quan tổ chức; Số điện thoại và một số thông tín khác như giấy phép thành lập hoặc CCCD của cá nhân…
Ví dụ:
Chúng tôi gồm có:
1. Trường Tiểu học ….. (gọi tắt là Bên A).
Trụ sở: ……
Giấy phép thành lập số: ….; cấp ngày: …/…../…..
của Sở giáo dục Đào tạo tỉnh …;
Số tài khoản: ……
Điện thoại: ……
Người đại diện: …..;
Chức vụ: Hiệu trưởng Trường Tiểu học ……;
Và
2. Doanh nghiệp: Công ty cổ phần …… (gọi tắt là Bên B):
Trụ sở: ……;
GCNĐKKD số: ……do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư …… ;
Số tài khoản: ……;
Điện thoại: ……
Người đại diện: …… ;
Chức vụ: Giám đốc kinh doanh;
Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: …/GUQ Ngày ……tháng …… năm ……
3. Ông: ….(Gọi tắt là bên C):
– CMND số: …. do CA thành phố …. cấp ngày ….
– Địa chỉ thường trú: Tầng 5 – Nhà B10A – ….- ….
– Mã số sinh viên: ….
– Khoa: Công nghệ thông tin Ngành: Kỹ thuật điện tử
– Số điện thoại: ….;
3.2. Phần nội dung biên bản:
– Ghi chép các điểm quan trọng: Ghi chép lại các nội dung chính, quyết định và cam kết được đưa ra trong cuộc thảo luận. Ghi chú tên của người phát biểu và ngày giờ khi nói chuyện.
– Ghi chép những vấn đề gây tranh cãi: Nếu có bất kỳ tranh cãi hay ý kiến khác nhau, ghi chép lại các quan điểm và lập bản kết luận cuối cùng nếu có.
– Tạo bản tóm tắt: Ngay sau cuộc họp, tạo một bản tóm tắt ngắn gọn của những điểm chính đã được thảo luận và các quyết định đã đạt được. Gửi bản tóm tắt này cho tất cả các bên tham gia để đảm bảo sự hiểu biết chung và ghi chép chính xác.
Ví dụ:
Cùng thoả thuận ký
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A, Bên B và Bên C nhất trí cùng nhau hợp tác sản xuất và cho ra mắt bộ phim “Mùa xuân với em”
Điều 2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp tác là 2 (năm) bắt đầu kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2023 đến hết ngày 02 tháng 3 năm 2025. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của ba bên.
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
Bên A có nghĩa vụ góp vốn cho Bên B số tiền để sản xuất phim là: 800.000.000 đồng (tám trăm triệu đồng chẵn)
Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng chẵn).
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng 15 %, Bên B được hưởng 25 % trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: 01/01/2025
3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:
– Tiền phục trang: 125.000.000 (một trăm hai mươi lăm triệu đồng)
– Lương diễn viên: 357.000.000 (ba trăm năm mươi bảy triệu đồng)
– Chi phí ăn uống: 90.000.000 (chín mươi triệu đồng)
– Chi phí đi lại: 125.000.000 (một trăm hai mươi lăm triệu đồng)
– Chi phí khác…105.000.000 (một trăm linh năm triệu đồng)
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: Ông Trần Đặng Ngọc;
Chức vụ: Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Phúc;
Đại diện của Bên B là: Ông Wang Tao Zi ;
Chức vụ: Giám đốc kinh doanh;
Trụ sở của ban điều hành đặt tại: Ngõ 1 phường Mễ Trị Hà, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
Điều 6. Điều khoản chung
6.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
6.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
6.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
Điều 7. Hiệu lực Hợp đồng
7.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.
Khi kết thúc Hợp đồng, Ba bên sẽ làm
7.2. Hợp đồng này gồm 02 trang không thể tách rời nhau, được lập thành 4 bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN C (Ký, họ tên) |
3.3. Một số lưu ý:
– Xem xét và chỉnh sửa: Xem xét biên bản làm việc ba bên và đảm bảo rằng nó ghi lại chính xác những điểm chính đã được thảo luận. Chỉnh sửa nếu cần thiết để cải thiện tính rõ ràng và đọc hiểu của nó.
– Gửi và lưu trữ: Gửi biên bản đã hoàn thiện cho tất cả các bên tham gia và lưu trữ nó dưới dạng tài liệu gốc hoặc điện tử để tham khảo trong tương lai.
Lưu ý rằng cách tạo biên bản làm việc ba bên có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của cuộc họp và các bên tham gia.