Sau khi đã các cơ sở đã cam kết sẽ có cán bộ quản lý đến trụ sở kinh doanh để kiểm tra việc thực hiện cam kết. Mẫu biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được sử dụng trong quá trình đó và có vai trò quan trọng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm:
1. Biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn là gì?
Theo quy định của pháp luật kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. Còn sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm. Việc đảm bảo sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của các cơ sơ sản xuất, kinh doanh. Mẫu biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra trong quá trình kiểm tra việc thực hiện cam kết của các cơ sở.
Mẫu biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩn an toàn. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội cung cam kết, đánh giá việc thực hiện nội dung cam kết, nhận xét, kiến nghị của đoàn kiểm tra, ý kiến của đại diện cơ sở và kết luận. Mẫu được ban hành theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mẫu biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn:
(TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên cơ sở:
2. Địa chỉ:
3. Số điện thoại: ……. Số Fax (nếu có):
4. Mã số (nếu có):
5. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Cơ sở đã cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành trong:
Trồng trọt □
Nuôi trồng thủy sản □
Chăn nuôi □
Khai thác, sản xuất muối □
Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định □
Sơ chế nhỏ lẻ □
Kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn □
6. Số lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
7. Ngày kiểm tra:
8. Thành phần Đoàn kiểm tra:
1)
2)
9. Đại diện cơ sở:
1)
2)
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM AN TOÀN (so với các quy định hiện hành tương ứng với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; Lý do không đạt và yêu cầu khắc phục):
III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:
IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:
V. KẾT LUẬN KIỂM TRA:
……., ngày….. tháng….. năm…..
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn:
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan quản lý.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT
+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
+ Cơ sở đã thực hiện cam kết các nội dung nào.
+ Đánh giá việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
+ Nhận xét và kiến nghị của đoàn kiểm tra.
+ Ý kiến của đại diện cơ sở.
+ Kết luận kiểm tra.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm kết thúc việc kiểm tra.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện cơ sở được kiểm tra.
+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng đoàn kiểm tra.
4. Một số quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm:
4.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Theo Điều 19 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định nội dung như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm:
Theo Điều 20 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định nội dung như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
– Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
– Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Theo Điều 21 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định nội dung như sau:
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về địa điểm môi trường; thiết kế bố trí nhà xưởng; kết cấu nhà xưởng; hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước; hơi nước và khí nén; hệ thống xử lý chất thải, rác thải; nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động; nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm; trang thiết bị, dụng cụ (phương tiện rửa và khử trùng tay; thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm; thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường,…).
Đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định; phải được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế… Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang.
Về bảo quản thực phẩm trong sản xuất: Kho thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn, thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải có đầy đủ biển tên; nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh; đối với nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có sổ sách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm và sản phẩm thực phẩm phải được chứa đựng, bảo quản theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất và yêu cầu của loại thực phẩm về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm.