Khi đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đã được thực hiện thì các Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ đó. Hoạt động kiểm tra này của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ được lập thành biên bản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN cấp bộ là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN cấp bộ:
- 3 3. Hướng dẫn biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN cấp bộ:
- 4 4. Hoạt động Khoa học và công nghệ:
- 5 5. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:
1. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN cấp bộ là gì?
Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN là mẫu biên bản do Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền kiểm tra được dùng khi thực hiện việc kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN sẽ phải nêu đầy đủ nội dung, diễn biến của việc kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ.
Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ là văn bản được xác lập ghi chép lại toàn bộ nội dung, diễn biến của quá trình kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ phải được công khai, minh bạch và có sự xác nhận của Cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài, Đoàn trưởng Đoàn kiểm tra.
2. Mẫu biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN cấp bộ:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh , ngày tháng năm
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài:
Mã số:
Thời gian thực hiện:
Tổng kinh phí:
Chủ nhiệm đề tài:
Cơ quan chủ trì:
Họ và tên, chức trách thành viên đoàn kiểm tra:
Các nội dung nghiên cứu đã thực hiện:
Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
Các sản phẩm đã hoàn thành:
Tình hình sử dụng kinh phí:
Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì:
Đánh giá chung về tình hình thực hiện đề tài:
Kết luận của đoàn kiểm tra:
Cơ quan chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)
TM Đoàn kiểm tra
Trưởng đoàn
(ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
3. Hướng dẫn biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài KH và CN cấp bộ:
Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ phải đầy đủ nội dung như:
+ Tên đề tài:
+ Mã số:
+ Thời gian thực hiện:
+ Tổng kinh phí:
+ Chủ nhiệm đề tài:
+ Cơ quan chủ trì:
+ Họ và tên, chức trách thành viên đoàn kiểm tra:
+ Các nội dung nghiên cứu đã thực hiện:
+ Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Các sản phẩm đã hoàn thành:
+ Tình hình sử dụng kinh phí:
+ Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì
+ Đánh giá chung về tình hình thực hiện đề tài:
+ Kết luận của đoàn kiểm tra
Cuối biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ là sự xác nhận của Cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài, Đoàn trưởng Đoàn kiểm tra.
4. Hoạt động Khoa học và công nghệ:
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
Căn cứ vào các quy định của
4.1. Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ:
1. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hóa, khoa học của thế giới.
2. Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
4.2. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ:
1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.
2. Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
3. Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự phát triển của đất nước.
4. Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
5. Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. (Điều 5)
4.3. Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ:
Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu:
+ Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;
+ Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức;
+ Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;
+ Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;
+ Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ;
+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ;
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ;
+ Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới.
4.4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ:
Nhà nước đã quy định những hành vi cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ dưới đây:
– Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
– Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
– Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân. ( Điều 8)
5. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:
Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là đề tài khoa học và công nghệ, dự án khoa học và công nghệ hợp tác xây dựng, tổ chức thực hiện và đóng góp kinh phí giữa các tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Căn cứ vào Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ nhằm giải quyết các vấn đề sau:( Điều 2)
+ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
+ Phục vụ phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội;
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.
– Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện.
– Mỗi đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên làm thư ký khoa học đề tài, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.
– Thời gian thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
5.2. Các cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ phải có các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài:
+ Là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
+ Có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực gần với đề tài, hoặc chủ trì đề tài cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
+ Tại thời điểm tuyển chọn không là chủ nhiệm đề tài hoặc dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc đang bị xử lý theo quy định của pháp luật